Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 18/05/2022

Tiểu đường thai kỳ có hết không và ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ có hết không và ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng thai kỳ mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Bệnh lý này có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ có tự hết không? Đây là câu hỏi được nhiều thai phụ quan tâm nhất. MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu những thông tin về tiểu đường thai kỳ có tự hết không và các vấn đề liên quan. Cùng tham khảo bài viết này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Trước khi tìm hiểu vấn đề tiểu đường thai kỳ có tự hết không, mẹ bầu cần biết rõ về bệnh lý này. Bệnh viện Cleveland cho biết, tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ; từ tuần 24 đến 28.

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố và cách cơ thể chúng ta chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Khi mang thai, các hormone có thể can thiệp vào cách hoạt động của insulin; (Hormone insulin phân hủy glucose (đường) từ thức ăn và đưa nó đến các tế bào).

Nếu insulin không hoạt động bình thường hoặc cơ thể không có đủ lượng insulin cần thiết. Đường sẽ tích tụ trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Thai phụ nào dễ bị tiểu đường thai kỳ?

đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có hết không? Nếu kiểm soát tốt sẽ tự hết sau sinh.

Bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ có tự hết không, mẹ bầu nào dễ mắc bệnh lý này nhất? Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể phát triển ở bất kỳ phụ nữ nào đang mang thai. Nhưng các thai phụ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Bị bệnh tim.
  • Huyết áp cao.
  • Ít vận động.
  • Béo phì.
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị tiểu đường.
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Tuổi mang thai lớn hơn 35 tuổi.
  • Tiền sử sinh con có bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị din tật bẩm sinh, tiền sản giật, đẻ non.
  • Đã từng sinh con nặng từ 4 kg trở lên trước đây.

Tiểu đường thai kỳ có tự hết không?

Các thai phụ đang mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thường thắc mắc “tiểu đường thai kỳ có tự hết không?” Hầu hết lượng đường trong máu của phụ nữ sẽ giảm xuống sau khi sinh con. Và lượng hormone trong cơ thể cũng trở lại hoạt động bình thường.

Nhưng bệnh viện Cleveland cũng cho biết rằng; có khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau sinh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Như vậy, các mẹ bầu đã biết câu trả tiểu đường thai kỳ có tự hết không rồi phải không?

Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có hết không? Có nguy cơ phát triển thành tiểu đường loại 2 nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong thai kỳ.

Khi đã biết trả tiểu đường thai kỳ có tự hết không, mẹ bầu cũng cần biết thêm những ảnh hưởng của bệnh lý đến mẹ và con. Theo Bộ Y Tế Tiểu Bang Texas (DSHS), nếu mẹ bầu không kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ có thể gặp những rủi ro sau:

Bộ Y Tế Tiểu Bang Texas (DSHS) cũng cho biết, em bé có thể gặp các vấn đề sau:

  • Vàng da
  • Bệnh lý đường hô hấp
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
  • Có nhiều khả năng gặp chấn thương khi sinh thường: tổn thương ở vai; gãy xương đòn; hoặc tổn thương não.
  • Nguy cơ thai chết lưu.
  • Tăng trưởng quá mức và thai to.

Cách kiểm soát lượng đường trong thai kỳ

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) chia sẻ 5 cách kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ như sau:

  • Lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh và cân đối cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày với cường độ trung bình ít nhất 5 ngày/tuần. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân bằng lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đi xét nghiệm bệnh tiểu đườnglàm nghiệm pháp tăng đường huyết từ tuần 24 đến 28 trong thai kỳ; từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh con, và sau đó định kỳ từ 1 đến 3 năm.

Hy vọng bài này sẽ giúp mẹ bầu hiểu đầy đủ về bệnh tiểu đường thai kỳ và biết được tiểu đường thai kỳ có hết không. Nếu mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ hãy đi khám bệnh ngay để được bác sĩ tư vấn và lên phác đồ kiểm soát bệnh nhé. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Gestational Diabetes

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9012-gestational-diabetes

Truy cập ngày 11/04/2022

2. GESTATIONAL DIABETES

https://www.marchofdimes.org/complications/gestational-diabetes.aspx#

Truy cập ngày 11/04/2022

3. Gestational Diabetes

https://www.dshs.texas.gov/txdiabetes/gestational/

Truy cập ngày 11/04/2022

4. Gestational Diabetes and Pregnancy

https://www.cdc.gov/pregnancy/diabetes-gestational.html

Truy cập ngày 11/04/2022

x