Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, thường xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 đến tuần 28. Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết theo khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ là kết quả của quá trình rối loạn insulin trong giai đoạn mang thai. Insulin là hormone điều hoà glucose trong máu, giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể.
Khi mang thai, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu lại tăng cao hơn nên nhu cầu lượng glucose cần nạp cũng tăng. Tuy nhiên insulin không phải lúc nào cũng được sản xuất đủ số lượng phù hợp để điều hòa lượng đường.
Ngoài ra để giúp cho sự phát triển của thai nhi mà nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này gây tác động tiêu cực đến insulin, gây tình trạng rối loạn nội tiết tố. (1)
Khi lượng insulin không đủ để điều hòa glucose trong máu sẽ dẫn đến tình trạng glucose không được hấp thu vào tế bào và có chỉ số cao hơn so với chỉ số an toàn khi xét nghiệm máu.
Thai phụ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu:
>>> Mẹ có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Biểu hiện tiểu đường thai kỳ dễ nhận biết nhất
Xét nghiệm nhằm tầm soát biến chứng tiểu đường thai kỳ được thực hiện khi thai nhi được 24-28 tuần. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu tại thời điểm đói, sau đó sẽ chỉ định bạn uống một lượng dung dịch glucose khoảng 75g. Sau đó, cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ.
Theo Hiệp Hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết khi mang thai trong ngưỡng an toàn là:
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những biến chứng thai kỳ có nguy cơ gây ảnh hưởng nhiều sức khoẻ đến mẹ và bé. Khi lượng đường không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng. Các nguy cơ đối mẹ bầu và thai nhi cụ thể là:
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, khi mẹ bầu cũng nên có một chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát đường huyết
Bữa sáng
Một số món ăn đơn giản phù hợp cho bữa sáng:
Một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và bé.
Bữa trưa và tối
Thực đơn cho bữa trưa và bữa tối sẽ phong phú và đa dạng hơn nhưng các mẹ chú ý chọn món ăn sao cho vẫn duy trì được lượng tinh bột nhất định. Ngoài ra, các mẹ có thể chọn món ăn phù hợp với sở thích nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết.
>>> Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bên cạnh thực đơn ăn uống các thai phụ cũng nên chú ý bổ sung các loại thức uống, nước ép thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại nước ép đơn giản, dễ làm, tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó việc tập luyện đúng cách giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai cũng giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn
Những mẹ từng mắc bệnh nếu không kiểm soát tốt đường huyết, sẽ có nguy cơ cao diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh con, hoặc tiếp tục mắc bệnh tiểu đường trong những lần mang bầu sau.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ thì sau khi sinh từ 4-12 tuần cần tiến hành xét nghiệm và kiểm lại một lần nữa để xác định tình trạng của mẹ. Dựa vào đó, các bước chăm sóc sức khỏe tiếp theo được khuyến nghị cho mẹ là:
Để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mẹ có thể tham khảo các lời khuyên sau:
Ngay cả khi tình trạng tiểu đường thai kỳ của mẹ có biến mất sau khi sinh con, mẹ vẫn nên duy trì các lời khuyên trên một cách lâu dài, Bởi vì, một nửa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 về già nếu không có chế độ dinh dưỡng, vận động, cân nặng hợp lý.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Symptoms-cause diseases-conditions
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
Truy cập ngày 16/02/2022
What is diabetes gestational
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes/gestational
Gestational diabetes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20355345
Truy cập ngày 16/02/2022
Diabetes During Pregnancy
Gestational Diabetes and Pregnancy
https://www.cdc.gov/pregnancy/diabetes-gestational.html#:~:text=For%20most%20women%20with%20gestational,develop%20type%202%20diabetes%20later.
Truy cập ngày 16/02/2022
Gestational Diabetes and Your Health After Your Baby is Born
https://yalehealth.yale.edu/gestational-diabetes-and-your-health-after-your-baby-born
Truy cập ngày 16/02/2022