Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/05/2017

Trứng trống - Nguyên nhân không có phôi thai thường gặp

Trứng trống - Nguyên nhân không có phôi thai thường gặp
Trứng trống - nguyên nhân không có phôi thai thường gặp, nhưng lại là một khái niệm khá mơ hồ với nhiều phụ nữ. Bạn thì sao? Bạn biết gì về hiện tượng này?

Trứng trống là hiện tượng trứng đã được thụ tinh trong tử cung nhưng không thể phát triển thành phôi thai. Đây được xem như nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy thai sớm hay sảy thai ở một số mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra khá sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả khi bạn chưa biết mình mang thai.

Khi bắt đầu thai kỳ, trứng sẽ được thụ tinh và làm tổ trên thành tử cung. Phôi thông thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 5 đến 6 tuần đầu. Trong giai đoạn này, túi ối của các mẹ sẽ dần được hình thành với kích thước khoảng 18mm, tuy nhiên phôi thai sẽ không phát triển nữa.

Nguyên nhân không có phôi thai
Rất nhiều phụ nữ không hề biết về hiện tượng trứng trống

Trứng trống – Nguyên nhân không có phôi thai

Nguyên nhân không có phôi thai hay còn gọi là trứng trống thường liên quan đến các vấn đề về nhiễm sắc thể, cấu trúc gen, trứng hoặc tinh trùng kém chất lượng hay do sự bất thường trong việc phân chia tế bào. Thông thường, khi mẹ bầu gặp phải bất kỳ nguyên nhân nào như trên, cơ thể cũng sẽ tự hủy phôi thai và dẫn đến tình trạng sảy thai.

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn không nên quá lo lắng và tự tạo áp lực cho bản thân. Mang thai trứng trống không phải do lỗi của bạn. Hơn nữa, hiện tượng này cũng không thể ngăn cản được.

Dấu hiệu của hiện tượng trứng trống

Ngay cả khi hiện tượng trứng trống đã xảy ra, cơ thể bạn vẫn có thể xuất hiện những dấu hiệu có thai thông thường. Chẳng hạn như mất kinh hay dương tính với các xét nghiệm mang thai.

Sau đó, một số dấu hiệu sảy thai sẽ sớm xuất hiện. Bạn sẽ gặp phải các cơn đau rút bụng, xuất huyết âm đạo hay việc nghén nặng hơn bình thường. Vì thế, nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào như trên, bạn nên đến bệnh viện ngay để xác định chính xác nguyên nhân không có phôi thai cũng như được bác sĩ tư vấn các biện pháp can thiệp kịp thời.

Đa phần khi tình trạng trứng trống diễn ra, mẹ bầu đều không thể cảm nhận được gì khác biệt. Lý giải cho điều này là khi đó nồng độ nội tiết tố hCG vẫn tăng lên do nhau thai sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian ngắn dù phôi thai đã “biến mất”. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải tái khám định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ để sớm chuẩn đoán tình trạng trứng rỗng thông qua các kiểm tra siêu âm.

Những điều cần biết sau khi tình trạng trứng trống xảy ra

Nếu xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ về hiện tượng trứng trống, bạn nên đến ngay bệnh viện để tiến hành siêu âm. Điều này sẽ giúp bạn biết được kết quả chính xác và nhanh nhất. Nếu được chuẩn đoán là trứng rỗng, mẹ bầu sẽ được tư vấn về các biện pháp xử lý bắt buộc như loại bỏ thai bằng cách tự nhiên hay can thiệp bằng các phương pháp nạo hút.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn thực hiện các phẫu thuật nạo và nong vì sẽ giúp cơ thể sớm phục hồi không chỉ về tinh thần mà còn về thể chất. Hơn thế nữa, kết quả của các xét nghiệm túi ối và nhau sẽ giúp mẹ bầu biết được chính xác nguyên nhân không có phôi thai. Ngoài ra, vì cơ thể cũng cần thời gian phục hồi nên bạn cần tránh mang thai từ 4 đến 6 tháng sau khi gặp phải hiện tượng trứng trống.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x