Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1/ Dấu hiệu tụ dịch màng nuôi
Hầu hết các trường hợp, chảy máu âm đạo là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Bạn nên gọi bác sĩ nếu bị chảy máu vì đây rất có thể là một triệu chứng dọa sảy thai. Trong những trường hợp lượng máu tụ không lớn, mẹ bầu phải siêu âm mới phát hiện được hiện tượng này. Vẫn có những trường hợp những cục máu nhỏ tự tiêu và không gây hại gì cho sức khỏe mẹ và bé.
2/ Nguyên nhân gây tụ dịch dưới màng nuôi
Phần lớn các trường hợp tụ dịch hay tụ máu dưới màng nuôi vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Trong một số trường hợp, do trứng tách khỏi thành tử cung trong giai đoạn đầu dẫn đến sự hình thành những cục máu đông. Các nhà khoa học tin rằng, những phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng này.
3/ Những biến chứng có thể xảy ra
Ngoài việc chảy máu âm đạo, những trường hợp tụ máu nhẹ thường không gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, tụ dịch màng nuôi có thể gây sảy thai, sinh non hoặc làm hạn chế sự phát triển của thai nhi.
4/ Làm gì khi bị tụ dịch dưới màng nuôi?
Tụ dịch màng nuôi cần được kiểm tra và theo dõi cẩn thận. Mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian theo dõi. Tránh các hoạt động thể chất nặng như tập thể dục hoặc nâng các vật nặng. Tăng cường uống nước và hấp thụ chất xơ để tránh tình trạng táo bón, dẫn đến mất sức quá nhiều khi đi vệ sinh.
Đa số các trường hợp tụ dịch màng nuôi sẽ tự biến mất trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiến hành siêu âm thường xuyên để đảm bảo. Một số trường hợp tụ máu nghiêm trọng có thể được kê đơn thuốc làm loãng máu nhẹ.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.