Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 30/09/2022

Tức ngực khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tức ngực khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Một tình trạng phổ biến ở mẹ bầu là đau tức ngực khi mang thai. Đâu là nguyên nhân và thế nào để khắc phục triệu chứng này?

Quá trình mang thai của phụ nữ không giống nhau tùy theo từng thể trạng người. Có người sẽ phải trải qua một số cơn đau ở từng thời điểm trong thai kỳ, nhưng có người lại không. Tuy nhiên, hiện tượng đau tức ngực khi mang thai thì hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải.

Triệu chứng tức ngực khi mang thai

Từ ngày thứ 2 ngày thứ 3 sau khi thụ thai, mẹ bắt đầu có tình trạng đau ngực khi mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, dẫn tới các biểu hiện:

  • Nốt sần quanh đầu ngực nổi rõ hơn.
  • Ngứa, nóng ran ở vùng ngực.
  • Căng tức ngực và đau vùng nhũ hoa.
  • Nhũ hoa lớn hơn, quầng và đầu nhũ hoa sẫm màu.
  • Đi tiểu nhiều, thân nhiệt tăng, buồn nôn,…
  • Tuy nhiên, mẹ không nên nhầm lẫn đau ngực khi mang thai với tức ngực khi mang thai. Tức ngực có thể khiến mẹ khó thở trong khi ngủ hoặc nằm thẳng, làm nhịp tim nhanh, cơ thể mệt mỏi, gây huyết áp thấp.

    Nguyên nhân tức ngực khó thở khi mang thai

    1. Nguyên nhân phổ biến gây tức ngực khi mang thai

    Tình trạng tức ngực khi mang thai có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

    1.1. Chứng khó tiêu

    Những cơn tức ngực khi mang thai thường xuất phát từ việc mẹ bị khó tiêu. Triệu chứng này thường nặng hơn khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ (khoảng tuần thứ 27).

    1.2. Ợ nóng

    Nồng độ hormone progesterone tăng lên làm giãn các cơ trơn, trong đó có cơ trơn dạ dày thực quản. Từ đó làm axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến bà bầu bị ợ nóng và tức ngực.

    1.3. Căng thẳng

    Những thay đổi về thể chất có thể gây ra cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc thậm chí là hoảng sợ cho mẹ bầu. Vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, căng thẳng dẫn đến các triệu chứng thể chất như đau tức ngực. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể có các biểu hiện khác như chóng mặt, bồn chồn và khó tập trung.

    1.4. Đau xương sườn

    nguyên nhân tức ngực khi mang thai
    Nguyên nhân tức ngực khi mang thai

    Khi mang thai, xương sườn mẹ mở rộng có thể làm cho phần sụn kết nối xương sườn với xương ức bị kéo căng ra. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây đau tức ngực cho mẹ bầu. Đặc biệt, cơn đau sẽ tăng lên khi mẹ hít thở sâu vào cuối thai kỳ.

    1.5. Căng cơ ngực

    Các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực căng lên khi mang thai. Khi thai nhi phát triển, tử cung mở rộng tạo áp lưng lên cơ hoành, xương sườn khiến cho lồng ngực của mẹ thu hẹp lại, mẹ bầu tức ngực khó thở.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau ngực khi mang thai như thế nào? Khi nào mẹ cần lo?

    1.5. Kích thước ngực thay đổi

    Mang thai khiến ngực trở nên to hơn. Sự thay đổi cơ ngực khiến thai phụ cảm thấy đau ngực và không thoải mái.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Có thai nhưng không đau ngực: Khi nào bình thường? Khi nào bất thường?

    1.6. Áo ngực chật

    Mẹ mặc áo ngực bó sát, làm bầu ngực bị chèn ép, cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cơn căng tức ngực trong suốt thời gian mang thai.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Có nên thả rong ngực khi mang bầu?

    2. Nguyên nhân nghiêm trọng gây tức ngực khi mang thai

    Một số nguyên nhân phổ biến khác của tình trạng đau tức ngực khi mang thai là những căn bệnh của mẹ, bao gồm:

    2.1. Hen suyễn

    Người mẹ có tiền sử bị suyễn hoặc đang bị suyễn, nếu mang thai sẽ khiến bệnh tái phát nặng hơn. Đi kèm với đó là những cơn co thắt, tức ngực khi mang thai.

    2.2. Tắc nghẽn mạch máu

    Tình trạng máu đóng cục trong tĩnh mạch được gọi là chứng nghẽn mạch máu. Những cục máu đông di chuyển lên phổi gây tắc mạch phổi, đau ngực, khó thở. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong.

    2.3. Nhồi máu cơ tim

    Đau tức ngực khi mang thai cũng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của đau tim. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị nhức đầu, khó thở, tê chân tê tay và đổ mồ hôi lạnh. Bệnh có nguy cơ cao đối với phụ nữ hút thuốc lá, tiền sử bệnh tiểu đường hoặc mang thai ngoài 40 tuổi.

    2.4. Bệnh tim bẩm sinh

    Khi bị bệnh tim bẩm sinh, mẹ bầu phải được theo dõi sát sao để tránh biến chứng có thể xảy ra. Đau tức ngực là triệu chứng đặc trưng của loại bệnh này. Vì vậy, thai phụ cần chú ý đến những cơn đau tức ngực khi mang thai.

    2.5. Phình động mạch vành

    Đau ngực có thể là do mẹ bầu mắc chứng phình động mạch vành – một căn bệnh liên quan đến tim. Bệnh sẽ xảy ra sau khi sinh hoặc một tháng trước khi sinh.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Ngứa ngực khi mang thai liệu có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?

    Bà bầu bị tức ngực khó thở có sao không?

    bà bầu tức ngực khó thở có sao không
    Bà bầu tức ngực khó thở có sao không?

    Tức ngực khi mang thai là tình trạng sức khoẻ không đáng lo ngại và ít khi cần phải điều trị y tế. Cảm giác đau, căng tức ngực sẽ xuất hiện vào những tuần đầu tiên của thai kỳ và là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và phổ biến nhất. Những cơn đau này có thể quay trở lại vào giai đoạn cuối, khi bé cưng chuẩn bị chào đời.

    Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, tức ngực khi mang thai có thể cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mẹ nên đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng này không biến mất, thậm chí trở nên dữ dội hơn. Bầu tức ngực khó thở có thể gặp các triệu chứng bất thường khác ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc nằm.

    Cách khắc phục tức ngực khi mang thai tại nhà

    Có một số cách mẹ có thể áp dụng để làm dịu cơn đau tức ngực khi mang thai tại nhà như sau:

    1. Nghỉ ngơi hợp lý

    Đi ngủ đủ giấc kết hợp tập thể dục hàng ngày ở mức độ vừa phải cũng là cách để hạn chế tức ngực khi mang thai. Mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp thiền định hoặc nghe nhạc thư giãn khi cảm thấy lo lắng. Ngoài ra, nên nằm nghiêng để giảm áp lực lên phổi và ngực.

    2. Chế độ ăn uống lành mạnh

    Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày có thể làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Mẹ nên tránh các loại thức ăn cay nóng và gây đầy hơi như đồ chế biến sẵn. Nếu bị tức ngực kèm buồn nôn, mẹ có thể thử uống trà gừng xem sao nhé.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

    3. Chú ý tư thế đi đứng và nằm

    Kê gối cao khi nằm sẽ giúp mẹ bầu dễ thở hơn. Giữ đầu cao hơn chân để ngăn axit dạ dày trào vào cổ họng, giúp giảm đau tức ngực khi mang thai. Ngồi đúng tư thế, vì phổi có nguy cơ bị đè ép, gây khó thở khi mẹ bầu ngồi sai cách. Bỏ thói quen nằm ngay sau khi ăn có thể gây trào ngược, dẫn đến chứng đau ngực ở mẹ bầu.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết

    4. Mặc áo ngực phù hợp

    tức ngực khi mang thai nên mặc áo ngực phù hợp
    Tức ngực khi mang thai nên mặc áo ngực phù hợp

    Mẹ nên sử dụng áo ngực dành cho bà bầu thoải mái, không có cọng. Áo nên được làm từ chất liệu cotton hoặc sợi tự nhiên và không kích ứng núm vú.

    Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

    Trong một số trường hợp, tức ngực khó thở khi mang thai là biểu hiện cho thấy mẹ bầu đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mẹ bầu cần đi khám ngay khi thấy một trong các hiện tượng sau:

    • Bầu tức ngực khó thở, bị đau ngực đột ngột
    • Đau nhói ở ngực, triệu chứng ho, thở dốc
    • Đau thắt ngực kèm sốt
    • Đau rát vùng ngực
    • Ngực rỉ máu, hoặc sờ có một vài vị trí cưng cứng
    • Cơn đau ngực lan xuống hai cánh tay
    • Chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, khó thở

    Có thể đây là những triệu chứng cho thấy mẹ bầu đang gặp vấn đề về tim, phổi hoặc xuất hiện các cục u trong ngực. Mẹ cần kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây ảnh hưởng tới thai nhi.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Nguyên nhân đau tức ngực khi mang thai

    https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nguyen-nhan-dau-tuc-nguc-khi-mang-thai-2723

    Ngày truy cập: 30/08/2022

    5 Reasons of Chest Pain During Pregnancy That You Didn’t Know

    https://www.sitarambhartia.org/blog/maternity/chest-pain-during-pregnancy/

    Ngày truy cập: 30/08/2022

    Chest pain in pregnancy

    https://www.wikidoc.org/index.php/Chest_pain_in_pregnancy

    Ngày truy cập: 30/08/2022

    Shortness of breath

    https://www.marchofdimes.org/complications/shortness-of-breath.aspx

    Ngày truy cập: 30/08/2022

    Shortness of Breath In Pregnancy

    https://www.health.harvard.edu/decision_guide/shortness-of-breath-in-pregnancy

    Ngày truy cập: 30/08/2022

    The Impact of Pregnancy on the Evaluation of Chest Pain and Shortness of Breath in the Emergency Department

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7517890/

    Ngày truy cập: 30/08/2022

    x