Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khám sức khỏe trước và trong suốt 40 tuần thai không chỉ giúp đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh mà còn chẩn được nhiều bệnh khó nói của bầu. Bệnh chlamydia khi mang thai là một trong số đó. Nếu có bất kỳ bất thường nào bầu nên điều trị càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.
Có một thực tế khác mẹ cũng cần biết là trẻ sinh mổ thường dễ bị khuẩn chlamydia tấn công hơn. Khoảng 50% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mắt, 30% bị viêm phổi trong vài tuần sau sinh.
Theo định nghĩa chung về bệnh Chlamydia trong y học thì đây là bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Thuật ngữ nhiễm Chlamydia cũng đề cập việc lây nhiễm gây ra bởi bất kể loài nào thuộc họ vi khuẩn Chlamydiaceae. C. trachomatis chỉ được tìm thấy ở người.
Điều đáng lo ngại nhất ở đây chính là chlamydia thường không gây ra triệu chứng gì nhưng lại có thể gây ra những biến chứng lâu dài ở những người phụ nữ không được điều trị dứt điểm. Nhưng thật là may mắn, chlamydia lại có thể điều trị được bằng kháng sinh.
Nguyên nhân gây bện chlamydia do vi khuẩn Chlamydia trachomatiss gây ra. Ở phụ nữ, có đến 90% bị nhiễm chlamydia mà không có biểu hiện gì. Một số ít có các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Nếu đang trong thời điểm mong có con mà bị nhiễm nấm chlamydia những biến chứng có thể gặp là gây đau viêm vùng xương chậu, tắc ống dẫn trứng, giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung… Trong thời kỳ mang thai bị nhiễm nấm có thể làm tăng các nguy cơ cho mẹ và bé:
Tốt nhất là thai phụ nên theo dõi cẩn thận để xem cơ thể có những triệu chứng của bệnh này không. Nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chlamydia để chuẩn đoán nguyên nhân chính xác của các triệu chứng. Đồng thời tầm soát bệnh chlamydia ở những người đã quan hệ tình dục.
Vì bệnh chlamydia và bệnh lậu cùng lây nhiễm qua đường tình dục và có những biểu hiện tương tự nhau nên bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm cùng lúc 2 bệnh này. Chuẩn đoán chính xác là rất quan trọng để điều trị đúng kháng sinh.
Đối với phụ nữ mang thai, xét nghiệm sàng lọc chlamydia chỉ định trong lần khám thai định kỳ đầu tiên và một lần nữa vào 3 tháng cuối thai kỳ cho những người dưới 25 tuổi hoặc người có nguy cơ lây nhiễm cao. Phụ nữ mang thai được chẩn đoán nhiễm chlamydia trong 3 tháng đầu thai kỳ nên được kiểm tra lại trong vòng 3 – 6 tháng sau, tốt nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Sau khi sinh, xét nghiệm cũng có thể được thực hiện khi một trẻ sơ sinh có triệu chứng của viêm kết mạc, chẳng hạn như đỏ và sưng mắt, mắt tiết dịch.
Các bước thực hiện xét nghiệm
Có thể lấy mẫu nước tiểu hoặc mẫu chất dịch để thực hiện xét nghiệm:
Lưu ý không nên thụt rửa hoặc sử dụng kem bôi âm đạo hoặc thuốc trong 24 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm nếu lấy mẫu từ cổ tử cung. Để thu thập mẫu từ mắt, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chải bên trong của mí mắt trên và dưới bằng que bông.
Ngay khi được chuẩn đoán nhiễm bệnh, thai phụ phải được điều trị ngay nếu không, bệnh có thể lây lan sang các bộ phận khác của hệ sinh sản, gây viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu và các vấn đề khác liên quan đến việc mang thai.
Phụ nữ mang thai nhiễm nấm chlamydia phải uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo rằng những loại thuốc này sẽ không có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của thai nhi.
Cùng với các xét nghiệm khác trong suốt thai kỳ xét nghiệm chlamydia là cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi và ảnh hưởng sức khỏe sản phụ sau khi sinh. Đừng quên xét nghiệm quan trọng này nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.