Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/02/2015

Xử trí khi bị ứ mật thai kỳ

Xử trí khi bị ứ mật thai kỳ
Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Đây là triệu chứng khá bình thường. Tuy nhiên, khi tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn, rất có thể mẹ bầu đang bị chứng ứ mật trong thai kỳ khá nguy hiểm, có thể khiến thai chết lưu.
Xử trí khi bị ứ mật thai kỳ
Một số loại kem dưỡng da có thể giúp mẹ giảm bớt những cơn ngứa khó chịu

1/ Nguyên nhân gây ứ mật thai kỳ

Ứ mật thai kỳ là bệnh hiếm, và chỉ xảy ra với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng, nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng những thay đổi hormone khi mang thai chịu trách nhiệm chính cho căn bệnh này.

Khi mang thai, nội tiết tố tăng cao làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa các chất ở gan, ảnh hưởng đến dòng chảy của mật trong cơ thể. Mật tích tụ trong máu, kích thích các tế bào thần kinh dưới da. Do đó, tình trạng ngứa da là biểu hiện đầu tiên để nhận biết bệnh này.

2/ Dấu hiệu của bệnh ứ mật thai kỳ

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ và tiến hành các xét nghiệm nếu như nhận thấy các dấu hiệu sau đây:

– Ngứa dữ dội

– Nước tiểu có màu vàng sậm

– Phân có màu sáng

– Vàng mắt hoặc da

3/ Xử trí khi bị ứ mật thai kỳ

Nếu nghi ngờ bị ứ mật thai kỳ, đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu cho mẹ bầu để kiểm tra tình trạng chức năng gan và hàm lượng axit mật trong máu. Nếu xác định là chứng ứ mật thai kỳ, bạn cần được siêu âm và kiểm tra tim thai định kỳ vì căn bệnh làm tăng nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ. Nếu siêu âm phát hiện có vấn đề, tùy tuổi thai và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ quyết định nên để bạn sinh sớm hay nên chờ thêm để em bé khỏe hơn.

Khi được chẩn đoán ứ mật thai kỳ, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc giúp bạn giảm ngứa như ursodiol. Loại thuốc này giúp bạn giảm ngứa và ngăn ngừa hấp thụ của mật. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, đối với những loại thuốc bôi có thành phần corticosteroids, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận, không nên tự ý sử dụng vì thành phần này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngâm tay trong nước ấm cũng giúp mẹ bầu giảm bớt những khó chịu mà căn bệnh này mang lại.

Đối với sức khỏe của mẹ bầu, ứ mật thai kỳ thường không để lại di chứng nghiêm trọng và thường sẽ hết ngay sau khi sinh từ 4-5 ngày. Ứ mật thai kỳ có nguy cơ lặp lại trong lần mang thai thứ hai nếu như bạn đã bị trong lần đầu tiên. Vì vậy, bạn nên chủ động nói với bác sĩ nếu như có tiền sử bệnh.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x