Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/12/2022

Chiều dài cổ tử cung theo tuần thai thay đổi nguy hiểm thế nào?

Chiều dài cổ tử cung theo tuần thai thay đổi nguy hiểm thế nào?
Siêu âm đo độ dài cổ tử cung sẽ giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, điều này còn giúp mẹ bầu biết được độ dài cổ tử cung có thay đổi trong suốt thai kỳ hay không.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trẻ bị sinh non là do cổ tử cung của người mẹ có vấn đề. Siêu âm để biết chiều dài cổ tử cung theo tuần thay đổi thế nào rất cần thiết khi mang thai. Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ bầu lý do vì sao lại phải siêu âm độ dài cổ tử cung chuẩn theo tuần thai.

Cổ tử cung có vai trò gì?

Trước khi tìm hiểu các vấn đề về chiều dài cổ tử cung theo tuần thai; chúng ta cần hiểu rõ vai trò của bộ phận này. Cổ tử cung là cửa ra vào của tử cung, là trung gian nối tử cung với âm đạo. Bộ phận này có vai trò rất quan trọng trong suốt 40 tuần thai cho đến cả quá trình sinh nở. Khi mang thai, độ dài cổ tử cung sẽ tăng lên và cổ tử cung sẽ dày hơn theo sự thay đổi trọng lượng của thai nhi.

Khi có bào thai nằm trong buồng tử cung, cổ tử cung sẽ khép chặt nhờ nút nhầy để bảo vệ cho buồng tử cung luôn kín và vô trùng, đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ ngắn lại và mở to ra khoảng 1 – 10cm để em bé có thể chui ra khỏi buồng tử cung và chào đời.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần.

Tại sao nên siêu âm chiều dài cổ tử cung theo tuần?

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, sinh non là một cuộc chuyển dạ sớm xảy ra từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Cũng theo thống kê của tổ chức này, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 15 triệu em bé sinh non và tỉ lệ tử vong là hơn 10%.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trẻ bị sinh non là do cổ tử cung của người mẹ có vấn đề. Chiều dài cổ tử cung là chiều dài của phần dưới tử cung. Khi mang thai, chiều dài cổ tử cung theo tuần thai có thể rút ngắn quá sớm, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

Trước lúc mang thai, cổ tử cung (phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo) thường đóng kín, cứng và dài ít nhất 30 – 50mm. Khi cơ thể bà bầu đã sẵn sàng để chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giảm chiều dài ,25mm và trở nên mỏng hơn. Khi bạn chuẩn bị sinh, bộ phận này sẽ mở ra. Nếu cổ tử cung bắt đầu mở trước tuần thứ 37 thì bà bầu rất dễ bị sinh non.

Vậy khi nào mẹ bầu nên đi siêu âm chiều dài cổ tử cung theo tuần thai? Hãy xem ngay phần tiếp theo của bài viết nhé.

Khi nào đi siêu âm chiều dài cổ tử cung theo tuần thai?

Bà bầu nên đến bệnh viện làm siêu âm để đo chiều dài cổ tử cung khi gặp các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non sau:

  • Tử cung bị co thắt liên tục, cứ khoảng 10 phút lại xuất hiện một lần.
  • Đau thắt lưng liên tục, đau âm ỉ, thường đau ở phần lưng dưới. Mặc dù bạn đã thay đổi nhiều tư thế và tìm cách xoa dịu nhưng cơn đau vẫn không giảm.
  • Cảm thấy vùng chậu bị đau tức.
  • Bụng dưới bị đau quặn, giống như cảm giác khi bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi hoặc lúc bị kinh nguyệt.
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều.
  • Xuất hiện các triệu chứng giống với cảm cúm như buồn nôn, tiêu chảy.
  • Chảy máu âm đạo.

Bên cạnh vấn đề chiều dài cổ tử cung theo tuần thai, nếu mẹ có dấu hiệu sinh non bác sĩ sẽ điều trị thế nào? Mời mẹ xem tiếp phần sau nhé.

Cách bác sĩ điều trị sinh non

Ngoài vấn đề chiều dài cổ tử cung theo tuần thai, khi mẹ bầu có dấu hiệu sinh non bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu. Điều này để xác định xem cổ tử cung đã bắt đầu mở chưa. Nếu bạn đang chuyển dạ sinh non, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị. Đồng thời cho bạn biết trước các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bạn cũng được bác sĩ cho biết lợi ích của việc cố gắng ngăn chặn; hoặc trì hoãn việc chuyển dạ sớm.

Trường hợp bạn không chuyển dạ sinh non nhưng đáp ứng một số tiêu chí nhất định; chẳng hạn như cổ tử cung bị giãn nhưng không đau trong tam cá nguyệt thứ 2, trước tuần thứ 24 của thai kỳ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt cổ tử cung. Trong quá trình phẫu thuật này, cổ tử cung được khâu kín bằng chỉ khâu. Nếu bạn có tiền sử sinh non, bác sĩ có thể thảo luận về việc tiêm progesterone để giảm nguy cơ sinh non khác.

Như vậy ai là người nên đi siêu âm chiều dài cổ tử cung theo tuần thai để kịp nhận biết dấu hiệu sinh non? Xin mời mẹ bầu tham khảo phần tiếp theo nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết.

Ai có nguy cơ sinh non cần siêu âm chiều dài cổ tử cung theo tuần thai?

Khi mẹ bầu đã biết được lý do siêu âm chiều dài cổ tử cung theo tuần thai; thì cũng nên biết các mẹ bầu có nguy cơ sinh non cần phải đi siêu âm cổ tử cung. Dưới đây là các mẹ bầu có nguy cơ cao:

  • Phụ nữ hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
  • Người béo phì hoặc có thể trạng quá gầy yếu.
  • Trước khi mang thai có sức khỏe yếu.
  • Người dưới 15 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
  • Uống rượu hoặc dùng chất kích thích khi đang mang thai
  • Bà bầu bị cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn đông máu, tăng huyết áp thai kỳ, mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  • Thụ tinh nhân tạo.
  • Mang song thai.
  • Có tiền sử sinh non.
  • Vừa sinh con đã có thai.

Nếu bạn lo lắng về chiều dài cổ tử cung theo tuần của mình trong thai kỳ, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra nhé. Chiều dài cổ tử cung có thể cho bạn biết nhiều tình trạng của thai kỳ; từ đó có cách ứng phó kịp thời, tránh được các rủi ro đáng tiếc.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Preterm birth

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/preterm-birth

Truy cập ngày 15/06/2022

2. During pregnancy, what’s the significance of cervical length?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/cervical-length/faq-20058357

Truy cập ngày 15/06/2022

3. The mechanical role of the cervix in pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4459908/

Truy cập ngày 15/06/2022

4. Preterm labor

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preterm-labor/symptoms-causes/syc-20376842.

Truy cập ngày 15/06/2022

5. Preterm Labor and Birth: Condition Information

https://www.nichd.nih.gov/health/topics/preterm/conditioninfo/default

Truy cập ngày 15/06/2022

6. What is the Cervix and What Does it Do?

https://www.hancockregionalhospital.org/2020/01/what-is-the-cervix-and-what-does-it-do/

Truy cập ngày 15/06/2022

x