Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Ngọc
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Cập nhật 31/12/2022

Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ

Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ
Các mốc siêu âm thai trải dài từ khi mẹ mới mang bầu cho đến những ngày chuẩn bị sinh nở. Mỗi thời điểm siêu âm đòi hỏi phải đến phòng khám đúng ngày, giúp bác sĩ kiểm tra sát sao tình hình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Trong quá trình mang thai, rất nhiều biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự an toàn của thai nhi. Siêu âm là biện pháp y khoa giúp bác sĩ thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của bé, từ đó đưa ra những tư vấn giúp mẹ bảo vệ bé tốt hơn. Trong suốt thai kỳ, các mốc siêu âm thai trải đều từ khi chuẩn bị mang thai cho đến trước khi sinh.

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm để hiển thị hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ. Quá trình siêu âm không gây đau đớn, hiện tại không ghi nhận có tác dụng phụ đối với mẹ và thai nhi nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Các chỉ định siêu âm có thể liên quan đến việc đánh giá những vấn đề sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.

Siêu âm thai kéo dài bao lâu?

Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thường dài khoảng 15-30 phút. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp khi mà thai khó đánh giá do có tư thế khó hoặc cử động quá nhiều, hoặc mẹ hơi thừa cân hay lớp mô thành bụng dày cản trở, làm sóng siêu âm đi qua khó hơn, thì bác sĩ siêu âm sẽ khó lấy được góc nhìn tốt để đánh giá thai. Vì vậy, thỉnh thoảng thời gian siêu âm có thể phải kéo dài hơn hoặc hẹn sang lần tiếp theo.

Các mốc siêu âm thai quan trọng nên biết
Các mốc siêu âm thai quan trọng

Các mốc siêu âm thai quan trọng

Cha mẹ cần nhớ các mốc siêu âm thai định kỳ để có thể kiểm tra sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là các mốc siêu âm thai quan trọng mà mẹ bầu nhất định phải nhớ:

1. Tuần 5-6: Khám thai lần đầu

Thai kỳ của phụ nữ bắt đầu thường bằng nhiều dấu hiệu: Nôn, oẹ khan, đói lả vào sáng sớm và buổi chiều, buồn ngủ, mệt mỏi… Do đó, nếu kinh nguyệt trễ hơn một tuần, bạn nên mua que thử thai kiểm tra xem có dấu hiệu mang thai hay không. Nếu xuất hiện hai vạch, mẹ nên đến phòng khám chuyên khoa Sản để được siêu âm, phòng trường hợp thai đậu ngoài tử cung.

Với một số trường hợp, siêu âm có túi thai nhưng chưa nghe được tim thai vào tuần 5-6. Mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì tim thai thường xuất hiện vào tuần thứ 6-7, nên nhờ bác sĩ theo dõi đến tuần thứ 9-10 để xác định tim thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Vì sao mẹ không nên bỏ qua siêu âm thai 3 tháng đầu?

2. Tuần 11-13: Đo mờ da gáy (NT)

Siêu âm vào tuần 11-13 , cụ thể là từ 11 tuần 0 ngày – 13 tuần 6 ngày, giúp xác định tuổi thai kỳ chính xác nhất so với các thời điểm khác. Đây là lần siêu âm quan trọng để đo độ mờ da gáy( sàng lọc, nhiễm sắc thể bất thường gây bệnh Down, Edward, Patau) và siêu âm phát hiện các dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…… Từ độ mờ da gáy, sẽ quyết định làm thêm xét nghiệm Double test, NIPT( NIPS), chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau. Hết tuần 13, đo độ mờ da gáy và các xét nghiệm này giảm độ chính xác đáng kể.

Nếu xác định độ mờ da gáy của thai nhi từ 3mm trở lên, mẹ bầu được chỉ định sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối thăm dò các bệnh lý di truyền vào tuần thứ 17-18. Siêu âm lần này nhằm xác định thai có mắc các bệnh lý này không.

Đồng thời, mốc siêu âm này thường là mốc để bác sĩ đưa ra dự kiến sinh chuẩn nhất cho bé. Trong các mốc siêu âm thai, đây là cột mốc rất quan trọng.

Chú ý:

  • Độ mờ da gáy dày 3,5–4,4mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%
  • Độ mờ da gáy ≥ 6,5mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.

các mốc siêu âm thai

3. Tuần thai 14-17: Xét nghiệm Triple test

Xét nghiệm sàng lọc nhằm dự đoán nguy cơ bị bất thường nhiễm sắc thể 21, 18, 13 ( tương ứng hội chứng Down, Edward, Patau ) và dị tật ống thần kinh. Triple test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ. Nếu chẳng may xét nghiệm có dấu hiệu thai nhi mắc các bệnh lý kể trên, bác sĩ sẽ tư vấn làm thêm chọc ối để làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác, từ kết quả đó mới quyết định hướng xử trí tiếp theo.

Xác suất lớn hơn 1/250 được đánh giá là nguy cơ cao. Bạn phải hiếu xét nghiệm Triple test ghi 1/300 nghĩa là bạn có 1/300 nguy cơ sinh con dị tật, và có đến 99,7% cơ hội sinh con bình thường. Trường hợp này, mẹ sẽ được chỉ định chọc ối để có kết luận cuối cùng.

4. Tuần 21-24: Siêu âm 4D

Siêu âm 4D trong giai đoạn 21-24 tuần thai, bác sĩ sẽ đánh giá các bất thường về cơ thể thai nhi như dị dạng cơ quan nội tạng, hở hàm ếch, sứt môi, các dị tật tim…

Các mốc siêu âm thai 4D quan trọng và phải được khám đúng thời điểm, đừng cố tình trì hoãn. Vì trong trường hợp phải trục thai, tiến hành trước tuần 28 sẽ an toàn hơn.
Các mốc siêu âm thai
Các mốc siêu âm thai quan trọng không thể bỏ qua việc siêu âm 4D

5. Tuần thai 30-32: Xác định bất thường

Siêu âm ở tuần thai 30-32 giúp phát hiện những bất thường có thể xảy ra muộn ở động mạch, tim, não, các bất thường về rau ối. Nhờ đó, mẹ có thể kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Siêu âm thai 9 tuần tuổi và tất tần tật những điều cần quan tâm

6. Tuần thai 35-36: Thăm khám Non-stress

Khoảng 35 – 36 tuần,bác sĩ tiến hành siêu âm màu Doppler, nhằm theo dõi động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn…

Lúc này bé sẽ ra đời bất kỳ lúc này. Mẹ sẽ kiểm tra sức khỏe mẹ và bé, tìm hiểu xem bé đủ oxy hay không. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ dự đoán cân nặng, từ các chỉ số chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu của bé. Và đánh giá xem sự phát triển đó có phù hợp với tuổi thai hay không.

Qua các cột mốc siêu âm thai 36, việc thăm khám càng thường hơn, để xác định xem cổ tử cung đã xóa mở chưa, cơn gò tử cung ra sao, rau ối thế nào, sẵn sàng cho cuộc vượt cạn nữa không. Bạn nên kiểm tra cổ tử cung đã mở hay chưa, sẵn sàng đón bé hay chưa.

Tại sao cần phải siêu âm thai?

Siêu âm giúp bác sĩ xác định bạn đang mang thai bao nhiêu tuần, giúp đưa ra ngày dự sinh, sự phát triển đến thời điểm hiện tại của thai nhi, hình thái học thai nhi,… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thai phụ siêu âm nhiều lần để theo dõi khi có các bệnh lý mà thai nhi hay mẹ bầu mắc phải.

1. Tầm soát dị tật bẩm sinh

Những rối loạn về nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây những dị tật bẩm sinh cho thai nhi như hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau, hội chứng Turner, hội chứng tam bội thể… Tùy vào bệnh lý mắc phải mà mỗi thời điểm siêu âm sẽ phát hiện được các dị tật thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai chưa vào tử cung siêu âm đầu dò có thấy không và đáp án cho bạn!

2. Kiểm tra các biến chứng thai kỳ

  • Xuất huyết bất thường tử cung – âm đạo
  • Thai ngoài tử cung
  • Thai ngừng tiến triển
  • Sót nhau – thai
  • Các bệnh lý bánh rau, dây rốn: rau tiền đạo, rau cài răng lược, rau bong non…
  • Các bệnh lý nước ối: Đa ối, dư ối, thiểu ối, cạn ối….
  • Các biến chứng trong song thai một bánh nhau.

Các mốc siêu âm thai trên rất quan trọng, giúp bác sĩ chuyên khoa theo dõi sát sao sức khỏe của thai nhi và của mẹ bầu. Mẹ đừng quên các mốc thời gian cần theo dõi này nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Ultrasound scans in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/your-pregnancy-care/ultrasound-scans/
Truy cập ngày 13/2/2022

2. Fetal ultrasound
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149
Truy cập ngày 13/2/2022

3. Pregnancy tests – ultrasound
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-tests-ultrasound
Truy cập ngày 13/2/2022

4. Ultrasound pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/article/003778.htm
Truy cập ngày 13/2/2022

5. Prenatal Test: Ultrasound
https://kidshealth.org/en/parents/prenatal-ultrasound.html
Truy cập ngày 13/2/2022

x