Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoàng Công Hải
Cập nhật 17/02/2022

14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non

14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non
Hơn 70% phụ nữ mang thai bị đau răng và có nguy cơ sinh non. Mẹ hãy xem ngay 14 cách chữa đau răng cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhé!

Đau răng là hiện tượng thường gặp trong khi mang thai. Những cơn đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng đến niềm vui thai kỳ của mẹ. Bà bầu bị đau răng nghiêm trọng còn có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng những nguyên liệu tự nhiên an toàn sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng này.

Vì sao bà bầu thường hay đau răng?

Bệnh sâu răng thường hoành hành và diễn ra một cách mạnh mẽ hơn trong thời kỳ mang thai điển hình nhất là nhức răng, sưng, viêm nướu. Nguyên nhân chủ yếu do:

  • Thay đổi nột tiết tố: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến hơn một nữa số phụ nữ có thai gặp các vấn đề về răng miệng. Sự tăng giảm hormone estrogen và progesterone làm cho nướu dễ bị sưng tấy, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  • Chế độ ăn uống thay đổi: Khi mang thai, bạn có xu hướng uống nhiều sữa hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, các thực phẩm chứa đường cũng được tiêu thụ nhiều hơn. Vì vậy, mẹ dễ bị sâu răng nếu răng không được chăm sóc kỹ lưỡng.
  • Thiếu canxi: Nhu cầu canxi trong thai kỳ rất cao, nếu thiếu canxi thai nhi sẽ lấy canxi từ mẹ. Kết quả là, mẹ bị thiếu canxi làm cho men răng bị ảnh hưởng.
  • Ốm nghén: Khi mẹ bị nôn, a-xít từ dạ dày có thể được đưa đến khoang miệng làm ảnh hưởng xấu đến răng, gây sâu răng, đau răng khi mang thai.
  • Vệ sinh răng miệng: Một số thai phụ trở nên nhạy cảm hơn với mùi và vị của kem đánh răng. Vì vậy, mẹ ít đánh răng hơn và sẽ làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về nướu, răng.
cách chữa đau răng cho bà bầu 1
70% bà bầu bị đau răng khi mang thai có nguy cơ sinh non

Mẹ bầu cần làm gì khi bị đau đau răng?

Phụ nữ mang thai thường bị nôn ói nên sẽ làm thay đổi môi trường p/h trong khoang miệng, làm xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến răng dễ phát sinh bệnh lý. Một số thay đổi sinh lý khác như thèm một số thức ăn chua hoặc quá ngọt, nước ngọt có ga cộng thêm ăn nhiều lần trong ngày nên rất dễ bị sâu răng.

Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu đau nhức rang. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé. Khi bị sâu răng, bà bầu có thể điều trị bằng cách trám răng không dùng đến thuốc tê.

Răng sâu trong thời kỳ này cần được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan rộng đến tủy gây viêm tủy, chết tủy. Tuy nhiên cần điều trị ở tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ, vì lúc này thai đã lớn nên không bị ảnh hưởng.

Cần đặc biệt lưu ý trong giai đoạn mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến em bé. Tuyệt đối tránh xa tia X-quang.

Với những trường hợp lấy tủy răng thì tốt nhất là đợi sau sau sinh, vì lúc điều trị tủy bắt buộc bạn phải chụp X-quang và gây tê, điều này ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nhất là 3 tháng đầu.

Không nên tự ý uống thuốc giảm đau răng khi chưa có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bầu ăn cam có tốt không? 8 lợi ích bất ngờ đối với bà bầu khi ăn cam

10 cách chữa đau răng hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên

Một số mẹ cảm thấy lo ngại khi chữa đau răng bằng các loại thuốc Tây, bởi thành phần có thuốc giảm đau. Thay vì cố gắng chịu đựng bạn có thể thực hiện theo một vài cách đơn giản sau để giúp giảm đau. Sau đây là một vài cách trị đau răng cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả:

1. Tinh dầu đinh hương

Sử dụng tinh dầu đinh hương là một trong những cách chữa đau răng cho bà bầu. Mẹ bầu chỉ cần nhai một ít đinh hương hoặc dùng bồn tăm thấm tinh dầu rồi đưa trực tiếp đến chiếc răng đau và vùng nướu lân cận. Đinh hương không chỉ có tác dụng làm giảm sự đau nhức mà còn là chất khử trùng, sát trùng hiệu quả.

2. Tỏi chữa đau răng

Mẹo trị đau răng cho bà bầu bằng tỏi cực kỳ hiệu quả. Không chỉ là một loại gia vị phổ biến, tỏi còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh khác trong đó phải kể đến là phương thuốc chữa đau răng hiệu quả. Tỏi có chứa allicin, là một tác nhân có tính kháng sinh trực tiếp tấn công các vi khuẩn gây nhiễm trùng răng, làm dịu nhanh các cơn đau. Mẹ có thể nhai hoặc nghiền một tép tỏi rồi cho vào vị trí chiếc răng sâu là được. Mẹ bầu sẽ thấy hiệu quả sâu 2-3 lần sử dụng.

cách chữa đau răng cho bà bầu
Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu

3. Hành tây

Cũng giống như tỏi, sử dụng hành tây là cách chữa đau răng cho bà bầu cực nhanh. Thái lát mỏng rồi đặt hành tây vào nơi răng bị đau hoặc, ép lấy nước rồi dùng bông thấm vào và giữ nguyên tại nơi bị đau khoảng từ 1-2 phút.

4. Lá ổi non

Nhai trực tiếp vài ngọn lá ổi non sẽ “thổi bay” những triệu chứng đau răng khó chịu. Ngoài ra, đun sôi lá ổi với nước và một ít muối, sử dụng hỗn hợp này như nước súc miệng hàng ngày.

5. Rau cải bó xôi

Là một siêu thực phẩm đối với phụ nữ có thai vì thành phần rất dồi dào canxi, a-xít folic, rau bó xôi còn có đặc tính giảm đau nhanh. Những điều mẹ cần làm là rửa sạch vài lá rau bó xôi rồi nhai tại vị trí các răng sâu.

6. Bạc hà

Sử dụng bạc hà là cách chữa đau răng cho bà bầu tuyệt vời. Thành phần chủ yếu của bạc hà là methol, giúp tạo cảm giác mát lạnh, ức chế phản ứng kích thích các cơn đau, giảm đau tuyệt vời. Không chỉ vậy, bạc hà còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng… Mẹ có thể đun sôi một vài lá bạc hà và uống hoặc dùng để súc miệng hay đơn giản hơn là nhai trực tiếp. Mỗi ngày mẹ bầu nên súc miệng 2-3 lần, hiêu quả sẽ tốt nhất.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu đau bụng dưới có phải bất thường không?

7. Gừng

Xay nhuyễn gừng tươi và đắp vào vùng lợi sưng và đau răng sẽ giúp giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng nước ép gừng thoa lên răng bị đau hoặc nhai gừng 5 phút. Với đặc tính kháng khuẩn nổi trội, gừng giúp nhanh chóng làm lành các vết viêm nhiễm và vết thương liên quan đến răng.

8. Lá lốt

Dùng cả lá, cuống và thân cây sắc thành nước để ngậm và súc miệng. Hiệu quả sẽ đến sau 2-3 ngày sử dụng.

9. Nghệ

Tương tự như gừng, nghệ khử khuẩn rất tốt và cũng là một trong những cách chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả. Chỉ cần trộn 1 thìa cà phê bột nghệ với nước tạo thành hỗn hợp nhão, dùng tăm bông thoa lên răng bị đau sẽ có tác dụng.

10. Chườm nước đá

Trong trường hợp răng đau làm nướu sưng to và sưng lan cả bên má, cách giảm đau hữu hiệu là chườm lạnh. Mẹ chỉ cần cho một ít đá viên vào túi ni-lông rồi áp lên vùng bị sưng để giảm đau tạm thời.

Các phương pháp trên là một số mẹo nhỏ có thể giúp giảm đau răng và khá an toàn cho bà bầu, tuy nhiên không phải hiệu quả cho tất cả mọi người, và cũng không thay thế cho chỉ định của bác sĩ nha khoa. Bên cạnh các cách chữa đau răng bằng nguyên liệu tự nhiên, vệ sinh và chăm sóc răng miệng cũng chiếm vị trí quan trọng trong điều trị và dự phòng các vấn đề gây đau răng cho bạn.

Cách chữa đau răng cho bà bầu bằng chăm sóc răng miệng

Chữa đau răng cho bà bầu
Đánh răng 2 lẫn mỗi ngày là cách ngăn ngừa sâu răng và là cách chữa đau răng cho bà bầu

1. Đánh răng 2 lần mỗi ngày

Đây là biện pháp cơ bản nhất để phòng và giảm đau răng khi mang thai. Để đánh răng đúng cách, mẹ chỉ cần lấy một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu, trực tiếp chải lên răng mà không nhúng qua nước. Chải răng theo chiều từ trên xuống sẽ giúp làm sạch răng tốt hơn di chuyển bàn chải theo chiều ngang.

Mỗi ngày, mẹ nên đánh răng tối thiểu 2 lần khi thức dậy và trước khi đi ngủ vào ban đêm. Nếu xuất hiện tình trạng đau răng, mẹ nên đánh răng sau mỗi lần ăn.

2. Sử dụng nước muối

Mẹ có thể hòa nước muối ấm để ngậm và súc miệng hàng ngày. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ giúp giảm tình trạng viêm lợi, đau răng.

3. Dùng chỉ nha khoa

Thay vì dùng tăm xỉa răng dễ gãy và có kích thước lớn không làm sạch được các kẽ răng, mẹ nên chuyển sang dùng chỉ nha khoa. Những sợi chỉ nhỏ được làm từ chất liệu đặc biệt có thể chen vào các kẽ răng nhỏ, giúp lấy sạch thức ăn còn sót lại, giúp giảm mảng bám và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

4. Thay đổi bàn chải

Mẹ nên kiểm tra xem loại bàn chải mình dùng có bị cứng quá hay không. Để giảm đau răng, viêm lợi khi mang thai thì mẹ nên dùng những loại bàn chải có lông nhỏ, mềm để tránh làm tổn thương răng và nướu.

5. Đến gặp bác sĩ nha khoa

Khi bạn đang gặp vấn đề răng miệng trong thời gian mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa của bạn và trình bày rõ vấn đề. Bác sĩ nha khoa có thể kê cho bạn một số loại giảm đau và kháng sinh, hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa an toàn cho bà bầu để xử trí vấn đề của bạn một cách tốt nhất.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu mang thai bé trai sớm nhất và CHÍNH XÁC mẹ đã biết chưa?

Phòng ngừa đau răng khi mang thai

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy bên cạnh việc quan tâm đến cách chữa đau răng cho bà bầu, tốt nhất bạn nên nắm rõ những giải pháp phòng ngừa các vấn đề về răng miệng.

Điều quan trọng nhất chính là thường xuyên chăm sóc răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và khám nha khoa định kỳ hoặc ngay khi gặp các sự cố về răng miệng.

Đừng quên bổ sung thêm nhiều canxi và vitamin C, B12 nhằm tăng cường sức khỏe của răng miệng. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, đánh răng kỹ sau khi ăn đồ ngọt để loại bỏ mảng bám.

Bạn nên kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi mang thai. Ví dụ như điều trị sâu răng, nhổ răng khôn,..

Bạn cũng cần tránh hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.

Trên đây là những cách trị đau răng cho bà bầu trong thời gian ngắn, nếu tình trạng vẫn kéo dài liên tục và ngày càng nghiêm trọng hơn thì bạn nên đi khám. Bởi đau răng khi mang thai có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng vì vậy hãy chú ý điều này, mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Endodontic treatment of the pregnant patient
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4698844/
Truy cập ngày 15/1/2022

2. Root Canal During Pregnancy – Risks and Best Strategies
https://parenting.firstcry.com/articles/root-canal-during-pregnancy-risks-and-best-strategies/
Truy cập ngày 15/1/2022

3. Is dental work during pregnancy safe?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/dental-work-during-pregnancy/faq-20119318
Truy cập ngày 15/1/2022

4. Oral Health Topics
https://www.ada.org/en/member-center/oral-health-topics/pregnancy
Truy cập ngày 15/1/2022

5. Root canal treatment
https://www.nhs.uk/conditions/root-canal-treatment/what-happens/
Truy cập ngày 15/1/2022

x