Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bị đau xương sườn bên trái khi mang thai có nguy hiểm không? Trường hợp này các mẹ bầu thường gặp khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi này được chính xác và rõ hơn. Mẹ tham khảo nhé!
Bà bầu bị đau xương sườn bên trái khi mang thai có sao không? Hầu hết bà bầu bị đau sườn trái vào quý 3 thai kỳ; cụ thể hơn là bắt đầu từ tuần thứ 26 trở đi. Ở mỗi người, cơn đau có thể xảy ra với các mức độ hoàn toàn khác nhau. Theo đó, bạn bị đau xương sườn bên trái khi mang thai trong lúc ngồi hoặc khi nhoài người về phía trước.
Cơn đau xuất hiện ở vùng dưới ngực, sau đó bắt đầu lan sang vị trí của thai nhi. Cảm giác bị đau xương sườn bên trái khi mang thai sẽ tăng lên nhiều hơn khi bạn ngồi.
Khi bị đau, bạn sẽ thấy khó thở hoặc hít thở không đủ sâu do áp lực của tử cung tác động lên xương sườn và cơ hoành.
Ngoài bị đau xương sườn bên trái khi mang thai, bạn cũng có thể bị đau ở vai. Đây cũng là một hệ quả do áp lực tử cung gây ra. Lý do vì vai có các dây thần kinh kết nối với cơ hoành.
Khi thai nhi dần phát triển, khoảng không dành cho các cơ quan trong khoang bụng của mẹ sẽ bị thu hẹp. Do vậy, ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu thường có cảm giác đầy hơi, khó tiêu do dạ dày và ruột bị chèn ép.
>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi giúp con thông minh, sáng dạ
Bên cạnh lý do vì sự phát triển của em bé trong bụng, còn một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến bị đau xương sườn bên trái khi mang thai:
Đây được xem là lời giải thích phổ biến nhất cho việc bà bầu bị đau xương sườn. Khi thai nhi lớn dần theo từng ngày, vùng cơ xung quanh xương sườn bị căng ra. Điều này có thể gây ra sự khó chịu nhẹ cho đến những cơn đau đột ngột.
Khi mang thai, hormone relaxin sẽ được giải phóng để chuẩn bị cho việc sinh nở. Hormone này làm chậm quá trình tiêu hóa khiến axit dạ dày tiết ra nhiều hơn gây ợ nóng. Hơn nữa, quá trình này cũng gây đau xương sườn và khu vực quanh vùng chậu.
Tam cá nguyệt thứ hai kết thúc, lúc này thai nhi lộn ngược để phần đầu hướng về phía âm đạo, còn bàn chân thì quay về phía xương sườn mẹ. Điều này vô tình tạo ra áp lực lên xương sườn khiến bị đau xương sườn bên trái khi mang thai.
Thêm vào đó, các chuyển động của tay, chân em bé lại càng khiến cơn đau thêm dữ dội. Bạn sẽ nhận thấy bị đau nhiều nhất ở phần dưới ngực cạnh vị trí thai nhi.
Sự thay đổi cơ thể làm cho mẹ bầu bị đau nhức khắp nơi. Theo đó, kích cỡ vòng ngực của mẹ bầu sẽ tăng ít nhất 1 size. Điều này khiến mẹ bầu có thể bị đau mỏi vai; lưng và bị đau xương sườn bên trái khi mang thai. Hơn nữa, ngực phát triển cũng tạo áp lực lên các cơ xương sườn.
Hormone progesterone rất cần thiết cho các cơn co tử cung; đồng thời cũng giúp làm mềm và giãn các nhóm cơ và dây chằng để việc sinh con dễ dàng. Thế nhưng, việc này lại tạo ra sự lỏng lẻo của các khớp xương sườn nên gây đau. Sự gia tăng nồng độ estrogen cũng làm tăng cơ hội hình thành sỏi mật.
Căng thẳng có thể gây ra rất nhiều cơn đau khác nhau, trong đó có cả bầu đau sườn trái. Điều kỳ lạ là khi mẹ bầu gặp vấn đề tâm lý mà chưa được giải quyết, nó có thể chuyển thành những cơn đau đặc hiệu.
Bác sĩ sẽ tiến hành các bài kiểm tra thể chất, cũng như đặt câu hỏi liên quan đến triệu chứng của bầu đau sườn trái. Một vài trường hợp sẽ có kiểm tra thêm về huyết áp. Tùy thuộc vào giai đoạn xảy ra cơn đau, bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra tình trạng thai nhi. Điều này có thể cung cấp thêm thông tin về nguyên nhân khiến bầu nằm nghiêng bên trái bị đau sườn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ dặn bạn một số thông tin như:
Mặc dù cơn đau nhức cơ thể không thể tránh hoàn toàn nhưng vẫn có một vài điều bạn có thể thực hiện để giảm bớt sự đau đớn:
Hình thành thói quen tập yoga thường xuyên có thể giúp giảm đau xương sườn. Đồng thời, mẹ bầu nên duy trì cân nặng lý tưởng, theo dõi chỉ số BMI sẽ góp phần đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Chiropractor là một phương pháp chăm sóc sức khỏe tập trung vào cột sống, các khớp của cơ thể và sự kết nối của chúng với hệ thần kinh. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng phương pháp này, bạn sẽ có thể thoát khỏi bị đau xương sườn bên trái khi mang thai.
Để bị đau xương sườn bên trái khi mang thai, mẹ bầu cần có một chế độ sinh hoạt khoa học hơn:
>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?
Thực tế khi mang thai, bạn không thể tùy tiện dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. Vì thế, để hạn chế đến mức thấp nhất cơn đau, mẹ bầu có thể thử các giải pháp sau:
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, bạn nên duy trì tư thế đúng để hạn chế cơn đau. Hãy giữ cơ thể thẳng đứng và ngả người ra phía sau khi ngồi hay di chuyển để tránh tạo áp lực lên xương sườn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nằm nghỉ trên một bề mặt phẳng, cao để giảm đau.
Mẹ bầu nên đầu tư một quả bóng tập yoga. Dựa vào bóng và thực hiện một số bài tập kéo duỗi cơ thể. Đặc biệt việc thực hiện những động tác ở ngực sẽ nhanh chóng xua đi cơn đau tại đây.
Đặt một túi chườm nóng hoặc lạnh vào phần bị đau ở vùng bụng sẽ đem lại cho bạn sự thoải mái cần thiết. Lý do vì nó có tác dụng giảm bớt các nút thắt trong cơ bắp của bạn. Bên cạnh biện pháp chườm, bạn cũng có thể thử tắm nước ấm để không bị đau xương sườn bên trái khi mang thai.
Không có gì quan trọng hơn việc dùng các sản phẩm hỗ trợ thai kỳ. Bởi lẽ, chúng khá tiện lợi trong việc sinh hoạt của bạn và đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Một số loại chẳng hạn như: áo ngực, gối cho bà bầu hoặc đai đỡ bụng bầu… cho phép bạn duy trì tư thế đúng.
Thay vì bạn chọn những bộ quần áo bó sát chỉ làm cơn đau xương sườn thêm nghiêm trọng. Bạn nên chọn mặc những trang phục rộng rãi, thoải mái hơn để hạn chế bị đau xương sườn bên trái khi mang thai.
Xoa bóp nhẹ nhàng phần lưng sẽ giúp giảm đau xương sườn hiệu quả đấy! Để an tâm, bạn nên chọn trung tâm massage chuyên biệt dành cho bà bầu. Trường hợp không có điều kiện, bạn vẫn có thể tự massage vùng hạ sườn.
Hầu hết trường hợp, tình trạng đau xương sườn là kết quả của sự thay đổi cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, một số cơn đau không thể chịu đựng lại có thể nằm ở các nguyên nhân sau:
Đây là một vấn đề khá phổ biến trong thai kỳ. Biểu hiện của nó là cơn đau bụng cực độ; thừa protein trong nước tiểu; tăng huyết áp và đau xương sườn (thường là đau vùng thượng vị).
Các triệu chứng của HELLP bao gồm đau xương sườn dữ dội (đau vùng thượng vị), buồn nôn, nôn, chóng mặt và đau đầu. Bạn cần phải đến bác sĩ ngay lập tức nếu gặp những dấu hiệu này.
Đây là một tình trạng hiếm gặp làm cho cục máu đông phát triển trong lòng tĩnh mạch dẫn vào gan. Từ đó, nó gây tổn thương gan và đau sườn (vùng thượng vị). Mặc dù khá hiếm gặp, nhưng việc có thai lại càng khiến hội chứng Budd-Chiari này thêm trầm trọng.
Có một số bằng chứng cho thấy, mang thai làm thúc đẩy nguy cơ mắc ung thư gan. Khối u phát triển kèm với sự tăng trưởng kích thước gan khiến bạn có cảm giác đau sườn. Đặc biệt là cơn đau cực độ ở phía mạn sườn phải.
Vào khoảng tuần thứ 36 của thai kỳ, thai nhi được di chuyển đến vị trí xương ức vào khoang chậu để sẵn sàng cho việc sinh nở. Điều này sẽ phần nào giảm bớt cơn đau sườn dai dẳng của mẹ bầu. Tuy nhiên, cho đến khi điều này xảy ra, hãy chắc chắn bạn đã hiểu biết rõ về vấn đề này để có thể chuẩn bị cho những rủi ro tiềm ẩn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Intercostal neuralgia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560865/
Truy cập ngày 18/01/2022
2. Back pain during pregnancy: 7 tips for relief
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046080
Truy cập ngày 18/06/2021
3. Pregnancy Complications
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-complications.html
Truy cập ngày 18/06/2021
4. Health Problems in Pregnancy
https://medlineplus.gov/healthproblemsinpregnancy.html
Truy cập ngày 18/06/2021
5. Intercostal Nerve Block
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/17134-intercostal-nerve-block
Truy cập ngày 18/01/2022