Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Các bà mẹ trẻ lần đầu mang thai chắc hẳn rất tò mò muốn biết thai nhi làm gì trong bụng mẹ đúng không? Không ngoa một chút nào khi nói các thai nhi trong bụng là những đứa bé nghịch ngợm nhất, vì trong lúc mẹ say giấc nồng thì chúng vẫn đang bận rộn “trưởng thành” để sớm tới ngày được gặp mẹ.
Ngoài những lúc ngủ yên tĩnh ra, thì thai nhi trong bụng bạn giống như chú cá ngựa con được mẹ thả ra tự nhiên vậy tung tăng bơi lội. Ngoài bơi trong nước ối ra, thì thai nhi còn co duỗi cơ thể của mình và làm vài động tác “thể dục”. Đến gần cuối thai kì, khi xương của trẻ đã phát triển đến một mức độ nhất định, thai nhi sẽ có hành động đạp vào bụng mẹ, còn thai phụ sẽ có thể cảm thấy thai nhi đang trườn đi trườn lại ở hai bên eo của mình. Các hiện tượng kể trên thực chất là thai nhi của bạn đang “nô đùa” đó.
Thai nhi làm gì trong bụng mẹ? Trên thực tế thai nhi trong bụng mẹ cũng biết ngáp ngủ, và thời gian ngáp ngủ của thai nhi sẽ kéo dài tầm 5-6 giây. Trong khoảng thời gian 5-6 giây ngáp ngủ này, toàn bộ hệ thần kinh và các cơ của trẻ sẽ được thư giãn; điều này rất có lợi cho chu kì phát triển của thai nhi. Hơn nữa, ngáp ngủ cũng cho thấy rằng các bé nghịch mệt rồi, đã đến lúc để nghỉ ngơi.
Ngoài ra, khi còn ở trong bụng mẹ các thai nhi rất thích thổi bong bóng. Các chất dinh dưỡng được truyền vào trong thai nhi qua dây rốn, và nước ối của mẹ sẽ di chuyển tuần hoàn vào bé. Trong suốt thai kì, nước ối của mẹ trở thành món đồ chơi thú vị của bé; nước ối ra vào miệng bé giống như người lớn chúng ta vẫn chơi trò thổi bong bóng dưới nước.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 6 tuần có tim thai chưa? Mẹ cần lưu ý những gì khi thai nhi được 6 tuần tuổi.
Em bé nghịch trong bụng mẹ chứ không hề nằm im như nhiều mẹ vẫn tưởng. Dây rốn có nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng từ mẹ vào bé, từ đó bé dần dần lớn lên, và thai nhi nghịch dây rốn là một hoạt động bé rất thích. Nhưng một vài đứa trẻ tinh nghịch đã lấy dây rốn để “nô đùa”, không cẩn thận sẽ làm dây rốn quấn cổ (một hiện tượng nguy hiểm khi mang thai) làm thai nhi ngạt thở. Vì vậy các mẹ cũng phải hết sức để ý; nếu thấy thai nhi động đậy liên tục mà tự nhiên dừng lại thì nhất định phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra, đề phòng những nguy cơ tiềm ẩn.
Các mẹ sẽ thật khó tin khi những thai nhi bé bỏng của mình lại rất thích tè bậy trong bụng mẹ. Trẻ biết tè trong bụng mẹ chính là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai kì. Nhưng các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì các con không trực tiếp tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn, nên nước tiểu của các con đều rất sạch.
Từ khi chưa sinh ra bé đã có những hoạt động của riêng mình, vì vậy các mẹ cũng nên để ý đến tâm trạng của mình để không làm ảnh hưởng đến các con nhé!
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi 21 tuần, đạp ít có sao không?
Thai nhi làm gì trong bụng mẹ? Có lẽ trong bụng mẹ, điều bé thích làm nhất là ngủ. Như vậy giấc ngủ của một con người đã bắt đầu ngay từ khi mới thành hình trong bụng mẹ. Thậm chí, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt). Tuy nhiên, thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối,… và lại ngủ tiếp. Thật kỳ diệu đúng không.
Trong bụng mẹ, thai nhi thích nhất là ngủ.
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, thính giác của bé rất nhạy cảm, bé đã có những phản ứng với âm thanh bên ngoài như tiếng của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng nhạc hoặc âm thanh bên trong như tiếng nhịp tim, dạ dày co bóp, tiếng thở của mẹ,… Thậm chí, bé còn có những phản ứng rất thú vị như “con nghe rồi đó ạ” bằng cách tim đập nhanh hơn, chân tay đạp dữ dội để mẹ biết điều bé muốn nói.
Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để bố mẹ nói chuyện và chia sẻ với bé nhiều hơn nhé, bé sẽ buồn hoặc giận dữ nếu tâm trạng mẹ không tốt và cũng thích nghe giọng nói ấm áp của bố. Mẹ cũng có thể cho bé nghe những bản nhạc du dương hoặc sôi động để bé phát triển hoàn thiện hơn về thính giác.
>>> Bạn có thể tham khảo: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!
Bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, bé đã có thể nếm các hương vị từ trong bụng mẹ, đó có thể là vị mặn hoặc ngọt của nước ối. Đây cũng là thời điểm, vị giác của bé phát triển rất mạnh, còn mạnh hơn cả người lớn nên bé thấy gì cũng ngon tuyệt. Tuy nhiên, đến tháng cuối thì vị giác lại giảm đi so với những tháng trước.
Ngoài ra, nếu mẹ ăn những thức ăn quá mặn hoặc có nhiều mùi vị như hành, tỏi, gừng thì bé cũng đều cảm nhận được hết thông qua nước ối. Mẹ cũng lưu ý, không nên ăn quá mặn hay quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho con yêu chút nào.
Thai nhi làm gì trong bụng mẹ? Từ 16 tuần tuổi mẹ đã bắt đầu đảo mắt, nhưng đến 26 tuần tuổi, bé mắt đầu có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại thường xuyên, thậm chí bé còn có thể mở mắt và nhắm mắt liên tục ở các tuần cuối cùng. Bé cũng có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung và nước ối nếu bụng mẹ bị một tia sáng chiếu vào và phản ứng khá nhạy cảm với luồng ánh sáng bên ngoài này bằng cách mở thật to mắt để nhìn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách chọc thai nhi đạp giúp con phản xạ và phát triển trí não toàn diện
Thai nhi thích làm gì trong bụng mẹ? Theo các chuyên gia, ở tuần thứ 30 trở đi, bé đã bắt đầu có xúc giác và bé thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hành động nào khác. Tuy nhiên, thi thoảng bé cũng sờ lên mặt hoặc sờ cánh tay, đầu gối, nghịch dây rốn.
Ngoài các hoạt động khác thai nhi còn biết mút ngón tay khi còn trong bụng mẹ.
Từ tuần 20-24, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ. Một trong những vận động đó là huých và nhào lộn. Từ tuần 29 trở đi bé ngày càng hoạt động mạnh hơn và 2 tuần cuối ở thai kỳ bé lại hạn chế vận động do cơ thể lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn, tử cung cũng chật hơn.
Cũng theo các bác sỹ khoa sản, từ tuần 29 trở mẹ cần theo dõi sự vận động của bé, nếu cứ cách 10 phút bé cử động hoặc huých nhẹ hay mạnh vào bụng mẹ thì không đáng lo, nhưng bé nằm quá lâu mà không có cử động gì mẹ cũng cần phải cân nhắc đến bệnh viện khám ngay nhé.
>>> Bạn có thể tham khảo: Chồng ôm vợ ngủ tư thế này, thai nhi phát triển trọn vẹn 5 giác quan, khỏe mạnh và thông minh
Qua đây, chắc hẳn mẹ đã biết thai nhi làm gì trong bụng mẹ rồi đúng không nào. Con không chỉ nghịch ngợm và thai nhi còn nhào lộn rất cừ trong bụng mẹ đấy nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. How Your Fetus Grows During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-your-fetus-grows-during-pregnancy
Truy cập ngày 02/12/2021
2. Fetal Development: Stages of Growth
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/7247-fetal-development-stages-of-growth
Truy cập ngày 02/12/2021
3. Fetal development: The 1st trimester
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/
Truy cập ngày 02/12/2021
4. You and your baby at 4 weeks pregnant
https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/4-weeks/
Truy cập ngày 02/12/2021
5. 20 weeks pregnant
https://raisingchildren.net.au/pregnancy/week-by-week/second-trimester/20-weeks
Truy cập ngày 02/12/2021