Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/12/2024

13 tác dụng của đậu rồng (đỗ khế), giàu folate tốt cho mẹ bầu

13 tác dụng của đậu rồng (đỗ khế), giàu folate tốt cho mẹ bầu
Tác dụng của đậu rồng (đỗ khế) đối với mẹ bầu là gì? Không chỉ tốt cho hệ miễn dịch, ngăn ngừa tổn thương ADN, đậu rồng còn hỗ trợ giảm cân... và còn gì nữa?

Bà bầu ăn đậu rồng được không? Câu trả lời là CÓ. Đậu rồng rất giàu protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A. Vậy tác dụng của đậu rồng (đỗ khế) đối với mẹ bầu là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Đậu rồng (đỗ khế) rất xứng đáng được đưa vào thực đơn hàng ngày vì những công dụng sau:

Bà bầu ăn đậu rồng được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu rồng là một trong những loại thực phẩm bà bầu có thể ăn. Đây là một loại rau quả có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm:

  • Chất xơ: Đậu rồng là một nguồn chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  • Vitamin C: Nhờ hàm lượng này mà đậu rồng có thể giúp bầu tăng cường hệ miễn dịch.
  • Sắt: Đậu rồng giàu chất sắt, nên giúp ngăn ngừa thiếu máu.
  • Chất đạm: Bà bầu ăn đậu rồng sẽ cung cấp cho cơ thể lượng chất đạm đáng kể, giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Tuy nhiên, bà bầu nên ăn đậu rồng với lượng vừa phải, khoảng 100-200 gram/ngày. Bạn cũng nên lưu ý rửa sạch đậu rồng trước khi ăn để loại bỏ các chất độc hại có thể tồn tại trên bề mặt.

    >> Xem thêm: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?

    Tác dụng của đậu rồng (đỗ khế) đối với mẹ bầu

    1. Đậu rồng ngăn ngừa lão hóa sớm, duy trì độ săn chắc cho da

    Đậu rồng rất giàu vitamin C và A, hoạt động như những chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm như vết nhăn và những đường hằn trên làn da, đồng thời duy trì độ săn chắc cho da, giúp bạn luôn tươi trẻ. Vitamin E trong đậu rồng giúp làn da căng mịn và sáng bóng.

    2. Tác dụng của đậu rồng (đỗ khế) giúp tăng cường hệ miễn dịch

    Vitamin C trong đậu rồng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tình trạng viêm nhiễm, duy trì sự bền chắc của mạch máu, bảo vệ bạn khỏi ung thư.

    Hàm lượng mangan đáng kể trong đậu rồng giúp giảm sưng đau khi bị bong gân, tốt cho những người bị bệnh xương khớp.

    3. Tác dụng của đậu rồng? Ngăn ngừa những tổn thương ở ADN

    Đậu rồng chứa hàm lượng lớn sắt, mangan, đồng canxi, phốt pho, magie và vitamin A, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương ở ADN do các gốc tự do gây ra.

    4. Đậu rồng có tốt cho bà bầu? Rất tốt cho phụ nữ mang thai

    Đậu rồng có tốt cho bà bầu? Rất tốt cho phụ nữ mang thai
    Bà bầu ăn đậu rồng được không? Đỗ khế giàu folate và sắt, tốt cho mẹ bầu

    Đậu rồng rất dồi dào folate, một hợp chất thiết yếu để tổng hợp ADN và phân chia tế bào. Phụ nữ mang thai và có ý định mang thai cần bổ sung đầy đủ folate để ngăn ngừa bệnh dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đậu rồng cũng giàu chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu và giảm nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân.

    5. Đậu rồng chứa nhiều chất béo tốt cho cơ thể

    Không phải chất béo nào cũng xấu. Đậu rồng chứa hàng loạt chất béo tốt như chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

    6. Tác dụng của đậu rồng tốt cho xương

    Đậu rồng rất giàu canxi và phốt pho, giúp xương khỏe mạnh và tái tạo năng lượng cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược.

    Đậu rồng ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và tốt cho răng, móng.

    7. Đậu rồng tốt cho đường ruột

    Đậu rồng tốt cho đường ruột
    Đậu rồng có tác dụng gì? Tốt cho ruột

    Đậu rồng chứa đủ loại đường, từ fructose, glucose, lactose, sucrose, galactose tới maltose. Đường không phải lúc nào cũng xấu. Cơ thể cần nạp một lượng đường tối thiểu để duy trì năng lượng cho các hoạt động cơ bản, ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, yếu ớt tê bì cơ bắp. Một số loại đường rất quan trọng với sự phát triển các lợi khuẩn trong ruột, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

    8. Đậu rồng có tác dụng gì? Hỗ trợ giảm cân

    Đậu rồng chứa rất ít calo nhưng lại giàu chất xơ, giúp bạn no lâu, không còn thèm ăn vặt. Chất xơ nằm trong dạ dày, xoa dịu cơn đói. Chưa kể chất xơ còn giúp đẩy lùi tình trạng táo bón và trướng bụng.

    9. Tác dụng của đậu rồng: Giúp cải thiện thị lực

    Hàm lượng thiamine trong đậu rồng giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Thiamine còn giúp cải thiện cơ và các tín hiệu thần kinh kết nối giữa mắt và não.

    10. Tác dụng của đậu rồng ngăn ngừa tiểu đường

    Sự kết hợp giữa vitamin D và canxi trong đậu rồng giúp tối ưu việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, trực tiếp tác động tới tế bào tuyến tụy, từ đó kiểm soát việc tiết insulin cũng như lượng đường trong máu. Nhờ cân bằng được đường huyết mà đậu rồng có khả năng ngăn ngừa sự chớm nở của bệnh tiểu đường.

    11. Chữa bệnh đau đầu và đau nửa đầu

    Hàm lượng tryptophan trong đậu rồng giúp giảm các cơn đau liên quan đến sự căng thẳng thần kinh. Bổ sung đậu rồng thường xuyên sẽ giúp cơ thể sản xuất thêm serotonin, không chỉ cải thiện tâm trạng, giảm đau đầu và đau nửa đầu mà còn xử lý triệt đế tình trạng khó tiêu và nhạy cảm với ánh sáng.

    12. Tác dụng của đậu rồng: Giúp bồi đắp cơ bắp

    Tác dụng của đậu rồng: Giúp bồi đắp cơ bắp
    Đậu rồng có tốt cho bà bầu? Công dụng của đậu rồng giúp bồi đắp cơ bắp

    Đậu rồng rất giàu protein, giúp xây dựng cơ bắp chắc khỏe. Bạn không chỉ có vẻ ngoài săn chắc mà còn thật sự khỏe mạnh, có sức sống hơn.

    13. Đỗ khế tốt cho người bị thiếu máu

    Đậu rồng giàu axit folic, giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, ngăn ngừa máu lên não và các bộ phận trên cơ thể. Đỗ khế cũng giàu chất sắt, giúp cơ thể sản xuất nhiều máu hơn, đồng thời tăng cường hàm lượng haemoglobin giúp cải thiện số lượng và chất lượng của các tế bào hồng cầu.

    >> Xem thêm: Bà bầu ăn nhãn được không? Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn nhãn

    Ai không nên ăn đậu rồng?

    • Đậu rồng giàu axit oxalic nên những người bị sỏi đường tiết niệu oxalate không nên ăn.
    • Những người bị dị ứng với đậu thì cũng không nên ăn đỗ khế.
    • Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu men G6PD thì cũng không nên ăn đậu rồng.

    Các cách chế biến đậu rồng

    Tác dụng của đậu rồng ngăn ngừa tiểu đường
    Các cách chế biến đậu rồng

    Đậu rồng rất giòn nên bạn chỉ cần luộc trong nước sôi, rắc thêm tí muối là đã có ngay món ngon rồi. Đậu rồng chấm nước mắm nguyên chất, chao hoặc mắm khô quẹt ăn rất đưa cơm.

    Ngoài ra, bạn có thể xào đậu rồng với nhiều loại nguyên liệu khác, như thịt hoặc trứng theo hướng dẫn sau đây:

    1. Cách làm đậu rồng xào trứng

    Nguyên liệu:

    • 350g đậu rồng
    • 4 quả trứng vịt
    • 4 tép tỏi

    Cách làm đậu rồng xào trứng:

    • Đậu rồng rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu rồi chẻ dọc làm đôi, cắt khúc vừa ăn.
    • Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu vào đun nóng thì cho tỏi băm vào phi thơm. Tiếp theo cho đậu rồng vào xào đều tay, nêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/4 thìa cà phê đường, 1/4 thìa súp nước mắm. Tắt bếp.
    • Bạn đập trứng ra bát, nêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm, khuấy đều rồi tráng mỏng với dầu ăn.

    2. Cách làm đậu rồng xào thịt bò

    Tác dụng của đậu rồng? Ngăn ngừa những tổn thương ở ADN
    Đậu rồng xào thịt bò giàu chất sắt, thích hợp cho các bà bầu bồi bổ khí huyết

    Nguyên liệu:

    • 350g thịt bò thái nhỏ
    • 300g đậu rồng thái khúc
    • Vài nhánh hành lá
    • Tỏi băm nhuyễn

    Cách làm đậu rồng xào thịt bò:

    • Bạn nêm vào thịt bò nửa thìa cà phê hạt nêm, một chút bột ngọt, 1/3 thìa cà phê đường, nửa thìa súp muối và 1 thìa dầu ăn. Bạn có thể thêm vào nửa thìa súp bột bắp để thịt bò mềm và không bị ra nước. Đảo đều cho thịt bò thấm gia vị.
    • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, cho tỏi vào phi thơm. Cho thịt bò vào xào vừa tái thì trút ra đĩa.
    • Tiếp tục cho dầu ăn vào chảo, cho tỏi vào phi thơm rồi trút đậu rồng vào xào. Xào lửa lớn để đậu rồng xanh và giòn. Bạn thêm 1 thìa súp nước tương vào chảo, 1/3 thìa súp dầu hào, 1/3 thìa cà phê hạt nêm và thêm ít đường.
    • Xào đậu nành vừa chín thì trút thịt bò vào chảo, đảo đều với đậu rồng. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
    • Cho hành lá cắt khúc vào chảo, đảo đều cho hành lá tái. Thêm chút tiêu và tắt bếp.

    3. Cách làm đậu rồng xào thịt ba chỉ

    Cách làm đậu rồng xào thịt ba chỉ
    Trút thịt ba chỉ xào đậu rồng ra đĩa, rắc tí tiêu và hành lá băm nhỏ là có thể dùng được

    Nguyên liệu:

    • 500g đậu rồng
    • 150g thịt ba chỉ
    • 1 nhánh hành lá, vài tép tỏi

    Cách làm đậu rồng xào thịt ba chỉ:

    • Bạn thái nhỏ thịt ba chỉ rồi ướp với nửa thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê muối.
    • Rửa sạch đỗ khế, cắt chéo rồi trụng nước sôi (có rắc tí muối vào nước) để đậu rồng giòn xanh.
    • Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đợi nóng thì phi tỏi cho thơm. Tiếp đến bạn cho thịt vào xào.
    • Thịt săn lại thì bạn cho đậu rồng vào xào cùng. Đảo nhanh tay trên lửa lớn, thêm hạt nêm và đảo đều.

    >> Xem thêm: Bà bầu ăn lá é được không? Bà bầu nên ăn lá é như thế nào?

    Đỗ khế là một trong những loại đậu nhiệt đới giàu dưỡng chất nhất, rất thích hợp với bà bầu nhờ hàm lượng folate và chất xơ dồi dào, giúp mẹ không bị táo bón và còn ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Vì vậy mẹ bầu nhớ thêm món này vào thực đơn dinh dưỡng mỗi tuần nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    x