Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/12/2021

Bà bầu ăn cá: Đúng liều, đúng loại!

Bà bầu ăn cá: Đúng liều, đúng loại!
Nhiều protein, omega-3 và nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, nhưng cá cũng chứa thủy ngân, một chất độc nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Làm thế nào để ăn cá mà không phải lo lắng về vấn đề này?

1/ Nên quan tâm đến số lượng

Giống như nhiều loại hải sản khác, cá chứa nhiều canxi và các loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe như phốt-pho, sắt, kẽm, i-ốt, ma-giê… Bên cạnh đó, lượng omega 3 và DHA dồi dào trong cá còn là tiền đề cho quá trình phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của thai nhi. Theo các chuyên gia, so với thịt, hàm lượng protein trong cá dễ hấp thu và ít chất béo bão hòa hơn, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch của các mẹ bầu.

Ngoài thành phần dinh dưỡng, một số loại cá cũng chứa một lượng thủy ngân đáng kể, mang đến nguy cơ cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Với phụ nữ mang thai, nhiễm thủy ngân có thể gây tác động nguy hiểm hơn rất nhiều. Nghiên cứu cho thấy, nhiễm độc thủy ngân trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi, có thể khiến bé chậm nói, chậm biết đi hoặc thậm chí, chậm phát triển khả năng tư duy.

Đứng trước thông tin này, nhiều mẹ bầu chọn cách tạm biệt món cá. Thực ra, nếu ăn một lượng cá vừa phải thì cả mẹ và bé đều an toàn. Mặt khác, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến khích các mẹ bầu nên bổ sung cá vào thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình. Trung bình, mỗi tuần bầu nên ăn từ 2-3 bữa cá, tương đương khoảng 300 – 400 gram để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho mẹ và bé.

2/ Bà bầu nên ăn cá gì?

Thực tế, thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả trong không khí bạn đang hít thở mỗi ngày. Khi lắng đọng vào nước, thủy ngân tự động chuyển hóa thành methylmercury, được cá hấp thụ và gắn chặt vào từng tế bào trong cá. Vì vậy, dù đã chế biến thế nào, lượng thủy ngân này vẫn nằm nguyên trong thịt cá. Đặc biệt, cá càng lớn sẽ càng chứa nhiều thủy ngân. Theo các chuyên gia, các loại cá lớn sẽ có tuổi thọ lâu hơn, và lượng thức ăn chúng tiêu thụ mỗi ngày thường là các loại cá nhỏ, khiến nồng độ thủy ngân càng tích tụ nhiều hơn.

Theo khuyến cáo của viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ FDA, EPA năm 2004, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bà bầu nên tránh xa 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân “ngất ngưởng” là cá mập, cá kiếm, cá thu lớn và cá kình. Không dừng lại ở đó, một số chuyên gia và các tổ chức xã hội khác cũng lên tiếng cảnh báo về những tác động của cá ngừ, cá chẽm, cá hồng vàng, cá chim biển…

Cá hồi, cá chép, cá cơm, cá thu nhỏ, cá chích … là những loại cá bà bầu có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình. Không nên ăn cá khi không rõ nguồn gốc hoặc không xác định được độ an toàn với sức khỏe.

Ngoài cá, nếu muốn bổ sung thêm omega 3, bầu cũng có thể tăng cường thêm trứng, sữa, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc… vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x