Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chè đậu xanh là món ăn giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích. Món chè này ngọt mát, thơm ngon và chứa lysine, một axit amin thiết yếu cho cơ thể. Bà bầu ăn chè đậu xanh được không và ăn như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé? MarryBaby sẽ trả lời cho mẹ.
Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được trồng nhiều ở Trung Quốc và nhiều vùng của Đông Nam Á. Món ăn từ đậu xanh chứa nhiều giá trị dinh dưỡng.
Ước tính, một cốc đậu xanh luộc khoảng 200g chứa:
– Lượng calo: 212
– Chất béo: 0,8g
– Chất đạm: 14,2g
– Carb: 38,7g
– Chất xơ: 15,4g
– Folate: 80% RDI
– Mangan: 30% RDI
– Magiê: 24% RDI
– Vitamin B1: 22% RDI
– Phốt pho: 20% RDI
– Sắt: 16% RDI
– Đồng: 16% RDI
– Kali: 15% RDI
– Kẽm: 11% RDI
*RDI (Reference daily intake): khẩu phần tham khảo hàng ngày
Ngoài ra, đậu xanh còn có các loại vitamin như B2, B3, B5, B6; protein thực vật tốt và giàu các axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất được như leucine, lysine, arginine…
>>> Đọc thêm: Cách nấu cháo dê đậu xanh cho bà bầu dưỡng thai
Bà bầu ăn chè đậu xanh được bởi đậu xanh là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn đậu xanh với lượng vừa phải bởi ăn quá nhiều đậu xanh có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, bà bầu có tiền sử dị ứng đậu xanh thì không nên ăn loại thực phẩm này.
Bạn cũng cần lưu ý nên tự nấu chè đậu xanh để đảm bảo an toàn sức khỏe. Chè đậu xanh ngoài hàng quán thường được nấu với đường cát, đường hóa học, chất bảo quản, hương liệu,… Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bà bầu và trẻ nhỏ.
Trong quá trình tự chế biến tại nhà, bạn cũng nên bỏ ít đường. Nếu bà bầu ăn quá nhiều đường, lượng calo nạp vào cơ thể sẽ tăng cao, dẫn đến tăng cân quá mức. Tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sinh non, thai nhi lớn,…
Bà bầu ăn chè đậu xanh được không? Đậu xanh chứa các chất dinh dưỡng lành mạnh nên rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Cụ thể, loại ngũ cốc này có các tác dụng sau:
Đậu xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa như axit phenolic, axit caffeic, flavonoid. Các chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các phân tử gốc tự do, có hại cho cơ thể, gây viêm hoặc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư.
Một số nghiên cứu được thực hiện trong ống nghiệm chỉ ra rằng những chất chống oxy hóa này vô hiệu hóa tác hại của các gốc tự do gây ung thư trong các tế bào dạ dày và phổi.
Chất chống oxy hóa vitexin và isovitexin trong đậu xanh được chứng minh là có thể ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt. Tuy nhiên, cần nhiều hơn các nghiên cứu ở người về vấn đề này.
Cholesterol LDL “xấu” và lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy đậu xanh có đặc tính làm giảm cholesterol LDL trong máu. Theo một báo cáo từ việc tổng hợp 10 nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn nhiều đậu (trừ đậu nành) có thể làm giảm mức cholesterol LDL trong máu khoảng 5%.
Đậu xanh giàu kali, magiê và chất xơ nên có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm huyết áp. Một phân tích của 8 nghiên cứu cho biết việc tiêu thụ nhiều loại đậu làm giảm huyết áp ở cả những người mắc và không mắc chứng cao huyết áp.
Đậu xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt hệ tiêu hóa. Lượng chất xơ dồi dào trong đậu xanh, đặc biệt là chất xơ hòa tan pectin, có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, tinh bột kháng trong loại đậu này giúp nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch đường ruột và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.
Chất xơ và protein trong đậu xanh có thể chậm quá trình giải phóng đường vào máu. Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng đậu xanh có chứa hai chất chống oxy hóa vitexin và isovitexin không những làm giảm lượng đường trong máu mà còn giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn.
Loại đậu này có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách ngăn chặn cơn đói vì chứa nhiều chất xơ và protein. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai thành phần này có khả năng ngăn chặn các hormone đói và khuyến khích giải phóng các hormone khiến bạn cảm thấy no.
Lượng folate dồi dào trong đậu xanh cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của thai nhi. Ngoài ra, đậu xanh cũng chứa nhiều sắt, protein và chất xơ, những yếu tố mà phụ nữ cần nhiều hơn trong thời kỳ mang thai.
Ngoài những lợi ích đáng kể trên, thì theo y học cổ truyền, đậu xanh có tính mát nên có thể tiêu sưng theo khí, thanh nhiệt tiêu khát, điều hòa ngũ tạng, an thần, bổ khí, dưỡng da. Bột đậu xanh giải khí, thanh nhiệt, giải độc, điều trị vết loét, điều trị bỏng…
>>> Đọc thêm: Bà bầu có ăn được hoa thiên lý không?
Mẹ bầu có thể ăn chè đỗ xanh nguyên chất nấu với một ít đường và cũng có thể kết hợp đậu xanh với các nguyên liệu khác, chẳng hạn như phổ tai, đậu đỏ, hạt sen, táo đỏ… Bà bầu ăn chè đỗ xanh được không? Sau đây là một số món chè đỗ xanh mẹ có thể tự nấu ở nhà để ăn.
♦ Chè đậu xanh hạt sen
Bà bầu ăn chè đậu xanh hạt sen được không? Hạt sen là thực phẩm an toàn, bổ dưỡng cho mẹ bầu, giúp ngủ ngon, giảm mệt mỏi, kiểm soát cân nặng… Vậy nên mẹ bầu có thể nấu chè hạt sen để ăn vào bữa phụ.
Nguyên liệu để nấu chè đậu xanh hạt sen cần khoảng:
– 200g đậu xanh, 100g hạt sen tươi, 100g đường phèn. Bạn có thể tăng giảm lượng đường tùy theo khẩu vị.
– Hạt sen tươi lấy bỏ tâm sen, sau đó rửa sạch, luộc sơ và ninh sao cho hạt sen thật nhừ. Đậu xanh bạn ninh nhừ rồi cho hạt sen và đường phèn vào nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có nồi chè đậu xanh hạt sen thơm ngon.
>>> Đọc thêm: 7 công dụng của củ năng với sức khỏe thai kỳ
♦ Chè đậu xanh phổ tai
Bạn không cần phải lo lắng bà bầu ăn chè đậu xanh phổ tai được không, bởi vì loại chè này đã được chứng minh là tốt cho bà bầu bị thiếu máu. Phổ tai là một loại rong biển tự nhiên giàu khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt và các vitamin A, B1, C. Đặc biệt, phổ tai không có protein, vì vậy rất dễ tiêu hóa.
Để nấu chè đậu xanh phổ tai, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng:
– 200g đỗ xanh, 100g đường phèn, 30g phổ tai.
– Khi ninh đậu đã nhừ, cho phổ tai cùng đường phèn vào, ninh lại trong khoảng 5 phút là đã hoàn thành món chè đậu xanh phổ tai.
Bà bầu sau 3 tháng có thể ăn được chè đỗ xanh hạt sen, chè đỗ xanh phổ tai, vậy với chè đậu xanh nha đam thì sao? Bà bầu ăn chè đậu xanh nha đam được không?
Theo Hội thai nghén Hoa Kỳ, nha đam có thể gây co thắt tử cung, vì vậy không tốt cho thai kỳ. Ngoài ra, nha đam cũng có thể gây hại cho mẹ và bé vì làm giảm lượng đường trong máu. Vậy nên, mẹ bầu không nên ăn nha đam, chè đậu xanh nha đam cũng vậy. Nếu mẹ ăn một lượng nhỏ có thể không gây hại cho thai kỳ, thế nhưng, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng nha đam có công dụng như một loại thuốc xổ, vậy nên tốt hơn hết mẹ bầu không nên sử dụng.
Mẹ đã biết bà bầu ăn chè đậu xanh được không. Sau 3 tháng, lúc cơ thể ổn định, mẹ bầu có thể ăn loại chè này, nhưng cần lưu ý:
– Chè đậu xanh giải nhiệt mùa hè rất tốt, tuy nhiên bà bầu nên ăn ít, không thích hợp để sử dụng trong thời gian dài.
– Khi nấu chè đậu xanh, bà bầu không nên cho quá nhiều đường, ngoài ra cũng không nên ăn chè đậu xanh với đá vì dễ gây tiêu chảy.
– Khi nấu chè đậu xanh có thể cho thêm một ít đậu đỏ và táo tàu vào nấu cùng, có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết.
– Nếu mẹ bầu bị lạnh, dễ bị tiêu chảy thì không nên ăn nhiều đậu xanh.
– Trong thai kỳ, khi cảm thấy cơ thể bị nóng trong, táo bón, mẹ bầu có thể dùng đậu xanh để giải nhiệt bằng cách ăn cháo hoặc chè đậu xanh.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc bà bầu ăn chè đậu xanh được không cùng một số lưu ý khi ăn món ăn này. Mẹ bầu áp dụng để tốt cho sức khỏe của hai mẹ con nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Mung beans
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6627095/
Ngày truy cập: 16/8/2021
2. Mung beans
https://www.health.harvard.edu/heart-health/legume-of-the-month-mung-beans
Ngày truy cập: 16/8/2021
3. Mung beans
https://www.onegreenplanet.org/natural-health/mung-beans-101/
Ngày truy cập: 16/8/2021
4. Mung Bean Soup
https://nutritionstudies.org/recipes/soup/cleansing-mung-bean-soup/
Ngày truy cập: 16/8/2021
5. Meat or beans: What will you have?
https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/meat-or-beans-what-will-you-have-part-ll-beans
Ngày truy cập: 16/8/2021