Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chuối xanh khá chát, xơ và còn có nhựa. Cách duy nhất để ăn chuối xanh là chế biến cho chín. Vậy bà bầu ăn chuối xanh nấu chín được hay không?
Xét về mặt dưỡng chất thì chuối xanh cũng không khác gì chuối chín, tuy nhiên chuối xanh giàu tinh bột hơn, chiếm từ 70-80% khối lượng khô. Tinh bột trong chuối xanh là kháng tinh bột, không được tiêu hóa ở ruột non và có tác dụng sinh lý tương tự như chất xơ. Do đó chuối xanh có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Trái lại ở chuối chín thì tinh bột chỉ còn 1%, hầu hết đã được chuyển hóa thành đường.
Kháng tinh bột cùng với pectin trong chuối xanh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm kiểm soát đường huyết và tăng cường tiêu hóa.
Bà bầu có thể ăn chuối xanh đã nấu chín, tuy nhiên không nên ăn nhiều vì chất xơ và pectin trong chuối có thể gây trướng bụng, khiến tình trạng táo bón không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn.
Ăn nhiều chuối còn có thể gây thừa vitamin B6. Nếu bà bầu bổ sung quá 100mg vitamin B6 mỗi ngày thì hệ thần kinh có thể bị tổn hại, tê tay chân, thậm chí mất cảm giác.
Chuối xanh nếu được chế biến đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu:
Chuối nổi tiếng là giàu kali, giúp cân bằng dịch chất trong cơ thể, kiểm soát điện tâm đồ và điện cơ đồ. Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung ít nhất 100mg kali mỗi ngày để cơ thể hoạt động đúng chức năng.
Thiếu hụt kali có thể dẫn tới mệt mỏi và táo bón. Thiếu hụt nặng có thể gây ra tê liệt, suy hô hấp, tắc nghẽn đường ruột. Thực tế, một người có thể bổ sung từ 3.500 – 4.700mg kali mỗi ngày, trong khi đó một quả chuối xanh chỉ cung cấp hơn 400mg kali nên bạn không sợ sẽ bị dư thừa kali nhé.
Vitamin C rất dễ tan trong nước, do đó bạn nên hấp chuối tốt hơn là luộc chuối. Nếu nấu chuối thì không nên nấu các món ăn quá nhiều nước. Chế biến chuối vừa chín tới, không nên để lửa to. Khi nấu, nên đậy nắp lại để vitamin C không bị thất thoát.
Vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh còi xương ở thai nhi, rất cần thiết cho sự phát triển xương răng của bé. Vitamin C cũng giúp tổng hợp collagen, tốt cho làn da mẹ và giúp vết thương chóng lành. Ngoài ra, vitamin C trong chuối xanh còn tăng cường miễn dịch và giúp hấp thụ sắt vào máu.
Vitamin B6 hỗ trợ sản xuất hồng cầu, giúp chuyển hóa chất béo và tinh bột thành năng lượng. Cơ thể không tự tạo ra vitamin B6, do đó bà bầu cần bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa loại vitamin này.
Vitamin B6 giúp tăng cường sức khỏe não bộ của mẹ và thai nhi, giảm trầm cảm, ngăn ngừa thiếu máu, giảm nguy cơ tim mạch và các bệnh về mắt. Nó cũng ngăn ngừa tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu.
Kháng tinh bột và pectin cung cấp lợi khuẩn giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa giúp mẹ ăn uống ngon miệng hơn, ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích và viêm ruột kết.
Thực phẩm giàu chất xơ như chuối xanh sẽ tạo cảm giác no lâu dù ăn ít, nên bà bầu sẽ không thèm các món ngọt nhiều đường nữa.
Chuối xanh có chỉ số đường huyết thấp hơn chuối chín. Kháng tinh bột trong chuối xanh cũng có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường.
Thực phẩm giàu kali giúp duy trì môi trường điện giải trong cơ thể, tăng cường mật độ xương, giúp các mô và cơ bắp săn chắc.
Vitamin B6 làm giảm mật độ homocysteine trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Homocysteine là một axit amino mà cơ thể hấp thụ từ thịt. Sự gia tăng của chất này sẽ làm phát sinh một số nguy cơ tim mạch.
Chuối xanh nấu chín giúp ngăn ngừa sự oxy hóa tế bào, bảo vệ bà bầu khỏi nguy cơ ung thư.
Nguyên liệu
Cách làm
Nguyên liệu
Cách làm
Bên cạnh 2 cách nấu trên, bạn có thể làm món chuối xanh luộc đơn giản. Chỉ cần luộc 10 phút cho chuối chín mềm, vớt ra để nguội là có thể ăn được. Trước khi luộc chuối xanh, bạn luôn nhớ phải ngâm muối để loại bỏ mọi mầm bệnh nhé. Hy vọng các thông tin trên đã giải tỏa thắc mắc bà bầu ăn chuối xanh được không. Chúc bà bầu ăn chuối xanh ngon miệng.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.