Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cùng với ổi, xoài, mận thì cóc cũng là một loại trái cây khá phổ biến đối với mẹ bầu trong thời gian mang thai. Loại quá này có vị chua, ngọt nhẹ khi chín khá dễ chịu và chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng bà bầu ăn cóc được không. Những chất có trong quả cóc liệu có gây nóng cho mẹ hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc nhé!
Theo Đông y, cóc là loại trái cây có công dụng giải khát, thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Còn trong y học hiện đại, cóc chứa thành phần chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như sắt, acid ascorbic, canxi, chất xơ, vitamin C, vitamin A…
Vậy bà bầu có ăn cóc được không? Bà bầu ăn cóc trong giai đoạn thai kỳ không chỉ giảm được các triệu chứng buồn nôn, khó chịu mà còn tăng cường sức đề kháng và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe.
Bà bầu ăn quả cóc được không? Ăn cóc không chỉ giúp bà bầu giải khát, kích thích vị giác mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ sau đây:
Theo các nghiên cứu, cứ 100g cóc sẽ cung cấp cho cơ thể 34mg vitamin C. Chính nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả cóc mà bà bầu sẽ được bổ sung vitamin C tự nhiên hàng ngày. Loại vitamin này rất có ích trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt, tổng hợp protein, collagen, chống lại các gốc tự do trong giai đoạn thai kỳ của phụ nữ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn mận được không?
Trong quả cóc có chứa tới 5,7g chất xơ, có thể đáp ứng 23% lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Dưỡng chất tuyệt vời này rất tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ.
Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, hàm lượng chất xơ trong quả cóc còn tạo cảm giác no lâu giúp bà bầu kiểm soát tốt cân nặng. Hơn nữa, các dưỡng chất trong loại quả này còn có khả năng kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Chất sắt có trong quả cóc đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào máu, vận chuyển oxy. Nhờ đó mà nó có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu và giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Bà bầu ăn cóc được không? Ăn cóc không chỉ giúp bà bầu ngon miệng mà còn có thể bổ sung lượng canxi cần thiết. Dưỡng chất này vô cùng quan trọng giúp hệ xương phát triển vững chắc, ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau này.
Quả cóc có chứa nhiều sắt, vitamin C, chất acid ascorbic. Những chất này rất có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các virus cảm cúm, đau họng ở bà bầu.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn trứng gà đúng cách
Hàm lượng vitamin A chứa trong quả cóc sẽ giúp bảo vệ và chăm sóc đôi mắt mỗi ngày. Bên cạnh đó, cóc còn chứa chất retinol có tác dụng điều phối các đồ vật trong võng mạc và thu lại hình ảnh, đảm bảo sự truyền tải ổn định đến hệ thống não bộ của con người.
Lượng vitamin A, chất sắt cùng các khoáng chất thiết yếu giúp các mô trong cơ thể khỏe mạnh. Bà bầu ăn cóc được không? Bà bầu ăn cóc còn giúp chữa lành các vết thương ngoài da, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm hay nhiễm trùng.
Mặc dù quả cóc có giá trị dinh dưỡng cao nhưng khá chua. Ăn quá nhiều cóc dễ khiến bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu. Thậm chí, lượng axit có trong quả cóc có thể gây ợ chua, đau dạ dày. Do đó, nếu hỏi bà bầu có ăn cóc được không thì câu trả lời là được nhưng không nên ăn quá nhiều cóc. Lời khuyên tốt nhất là bà bầu không nên ăn quả 2 quả cóc trong một ngày.
Bên cạnh việc ăn quả cóc tươi, bà bầu có thể sử dụng cóc sấy khô, cóc ngâm chua ngọt để làm dịu bớt vị chua.
Tuy nhiên bà bầu nên chọn mua những quả cóc có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch sẽ trước khi ăn hoặc tự tay chế biến các món ăn vặt với cóc. Điều này không chỉ giúp bà bầu cảm thấy hợp khẩu vị, ngon miệng hơn mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng.
Mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm của chị em. Vì thế những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản “Bà bầu ăn cóc được không?” được tìm hiểu rất nhiều. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bà bầu giải tỏa được thắc mắc của mình và đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé được phát triển tốt nhất.
Phượng Ngô
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6359899/
https://www.bbc.co.uk/food/articles/what_you_should_and_shouldnt_eat_in_pregnancy
https://www.momjunction.com/articles/nutritious-fruits-to-eat-during-pregnancy_0075720/
https://www.livestrong.com/article/397693-juice-nutrition-from-concentrate-vs-not-from-concentrate/
https://www.hellomotherhood.com/list-of-food-fruits-to-be-avoided-in-pregnancy-8167547.html