Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu ăn củ cải trắng được không, loại thực phẩm này mang lại lợi ích gì? Củ cải trắng là loại thực phẩm quen thuộc được nhiều gia đình ưa chuộng. Trong đông y, củ cải còn là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp và dạ dày. Vậy Hãy cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây!
Theo Đông y, củ cải trắng là loại củ vô cùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu. Loại củ này có vị đắng nhẹ, hơi cay, tính bình, không độc, dùng cả được lúc khô và tươi.
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng Hoa Kỳ (USDA) trong 100g củ cải trắng tươi bao gồm
Năng lượng 16 Kcal
Vitamin
Chất điện giải
Khoáng chất
Chất dinh dưỡng thực vật
Trong đó các thành phần vitamin và khoáng chất trong củ cải trắng được chứng mình là tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của bé, ví dụ
Được ví như “nhân sâm của phương Đông” nên không khó để giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn củ cải trắng được không. Câu trả lời là có. Ăn củ cải trắng vào bầu 3 tháng đầu còn “giải thoát” mẹ khỏi cơn ốm nghén, duy trì cân nặng và thải độc. Bởi vậy chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên mẹ nên bổ sung củ cải vào chế độ ăn của mình.
Với những dưỡng chất và vitamin có sẵn, củ cải trắng phù hợp có trong thực đơn hàng ngày của mẹ. Đặc biệt, củ cải trắng còn giúp giữ dáng, làm đẹp da do phụ nữ sau sinh. Không chỉ mẹ bầu, ở mọi lứa tuổi củ cải trắng vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong
Bà bầu ăn củ cải trắng được không, ăn nhiều được không? Mặc dù củ cải trắng có nhiều tác dụng tốt với mẹ bầu như hạ huyết áp, bảo vệ tim, làm đẹp da,… Tuy nhiên nếu không biết cách dùng và chọn sai thực phẩm đi kèm sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng, gây hại cho cơ thể mẹ bầu. Dưới đây là lưu ý khi ăn củ cải trắng dành cho mẹ bầu:
Bên cạnh bà bầu ăn củ cải trắng được không thì ăn như thế nào và bao nhiêu cũng rất quan trọng. Cái gì nhiều quá cũng không tốt, bởi thế bà bầu chỉ nên ăn từ 1-2 bữa củ cải trắng/ tuần. Mẹ có thể hầm với xương, nấu canh, kho thịt,.. Tránh ăn sống hoặc muối dưa mà ảnh hưởng đến dạ dày.
Nếu ăn quá nhiều củ cải trắng, mẹ bầu sẽ cảm thấy đầy bụng, tiểu rắt và tăng nguy cơ rối loạn tiêu hoá. Đặc biệt, ăn củ cải sống rất nguy hiểm dễ ngộ độc và không an toàn cho thai nhi.
Củ cải có khả năng giải thuốc, vậy nên nếu ăn cùng lúc sẽ khiến thuốc mất đi hiệu quả. Nếu mẹ không biết sau khi uống thuốc bổ dưỡng thai thì bà bầu ăn củ cải trắng được không thì lời khuyên là không nên mẹ nhé.
Trong cà rốt chứa chất phân giải enzim có thể vô hiệu tác dụng của vitamin C. Chính vì vậy, củ cải trắng và cà rốt vốn không được kết hợp trong nhiều món ăn.
Củ cải có tính hàn, giải độc trong khí đó nhân sâm có tính nóng, bổ khí. Khi kết hợp chúng sẽ tự “triệt tiêu” đi các chất dinh dưỡng, làm mất đi tác dụng vốn có. Bà bầu ăn củ cải trắng được không? Trong trường hợp dùng cùng với nhân sâm, câu trả lời chắc chắn là không.
Chất thiosulfate trong củ cải và flavonoid trong cam khi gặp nhau sẽ tạo ra phản ứng hoá học, sản sinh ra lượng lớn axit thiocyanic. Nguyên nhân làm tăng bệnh bướu cổ và suy giảm tuyến giáp.
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc liệu bà bầu ăn củ cải trắng được không? Củ cải trắng là “vị thuốc quý” của mẹ bầu, làm giảm mối lo về tiểu đường thai kỳ, hạ huyết áp và ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Cuối cùng các mẹ đừng quên rằng dưỡng chất tuyệt vời của củ cải chỉ phát huy hết tác dụng nếu ta biết cách chế biến và kết hợp đúng cách
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nutritional and phytochemical characterization of radish (Raphanus sativus): A systematic review
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0924224421003058
Truy cập ngày 26/02/2022
General Information About NTDs, Folic Acid, and Folate
https://www.cdc.gov/ncbddd/folicacid/faqs/faqs-general-info.html#:~:text=The%20terms%20%E2%80%9Cfolic%20acid%E2%80%9D%20and,(5%2DMTHF)%201.
Truy cập ngày 26/02/2022
Vitamin A and carotenoids during pregnancy and maternal, neonatal and infant health outcomes: A systematic review and meta-analysis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3843354/
Truy cập ngày 26/02/2022
Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455
Truy cập ngày 26/02/2022
(2) Maternal zinc deficiency during pregnancy elevates the risks of fetal growth restriction: a population-based birth cohort study
https://www.nature.com/articles/srep11262#:~:text=Zinc%20(Zn)%20is%20a%20structural,%2C9%2C10%2C11.
Truy cập ngày 26/02/2022