4. Advice about Eating Fish – For Those Who Might Become or Are Pregnant or Breastfeeding and Children Ages 1 – 11 Years
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hải sản được coi là một trong những nguồn năng lượng giàu chất đạm và những dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng bà bầu ăn hải sản sẽ bị hư thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển triển của bé. Vậy thực chất, bà bầu ăn hải sản được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc cho mẹ.
Theo các nhà nghiên cứu, hải sản là một trong những nguồn cung cấp Axit béo omega-3 tuyệt vời. Việc tiêu thụ Omega-3 là rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, hải sản còn bao gồm nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi như: protein, canxi, vitamin D và sắt. Những chất dinh dưỡng này góp phần thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, trẻ sơ sinh và cả sau này.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy mẹ có có thói quen ăn nhiều hải sản đều có những đứa con thông minh hơn với các kỹ năng phát triển tốt hơn so với những mẹ không ăn đủ.
Vậy nếu mẹ thắc mắc bà bầu ăn hải sản được không? câu trả lời là hoàn toàn có. Tại Hoa Kỳ, các cơ quan FDA và EPA đều khuyến nghị mẹ bầu nên tiêu thụ cá và hải sản hàng tuần.Tuy nhiên, mẹ nên ăn với một lượng vừa phải, đúng cách vì trong hải sản thường chứa thủy ngân. Một chất gây ra độc tố gây bệnh nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều.
Bên cạnh đó, các mẹ nên ăn từ từ để xem cơ thể có phản ứng, dị ứng không. Nếu cơ thể mẹ có tiền sử dị ứng, nhạy cảm thì không nên ăn vì thai nhi có phát triển và hoàn thiện hay không đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ.
>>> Mẹ có thể quan tâm:
Bổ sung nguồn dưỡng chất có trong hải sản một cách khoa học không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường khả năng chống lại các loại bệnh phổ biến như cảm, ho, sổ mũi,… mà còn giúp cho quá trình phát triển của thai nhi được suôn sẻ hơn.
Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, bà bầu ăn hải sản còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ.
Tất cả các loại hải sản đều chứa nguồn protein, một chất có giá trị dinh dưỡng rất cao trong việc hỗ trợ phát triển hệ cơ và xương. Ngoài ra, đây còn là dưỡng chất có tác dụng tạo phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp định hình nên các mô tế bào đang dần hình thành của thai nhi. Protein còn giúp duy trì năng lượng cho mẹ bầu mang thai trong suốt thai kỳ.
Nhu cầu canxi tối thiểu mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ là 700 – 800mg/ngày. Bổ sung canxi còn giúp mẹ bầu ngừa loãng xương và điều hòa quá trình đông máu, đồng thời, hỗ trợ phát triển khung xương cho thai nhi. Với dưỡng chất như vậy đã giúp mẹ câu hỏi bà bầu ăn hải sản được không
Ăn các loại hải sản giàu vitamin B6 như cá hồi giúp các mẹ bầu giảm chứng ốm nghén và thiếu máu trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, chất này rất cần thiết cho quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Với những nguồn dinh dưỡng mà hải sản mang lại, thì mẹ có thể an tâm ăn bất cứ lúc nào với số lượng yêu cầu không quá 340gram cho 1 tuần. Đặc biệt trong 3 tháng đầu và tháng cuối mang thai, mẹ cần đảm bảo ăn hải sản với một lượng phù hợp, khoa học và hợp lý hơn nữa. Vì đây là thời điểm mẹ dễ ốm nghén và cảm thấy khó chịu trong người.
Bên cạnh đó, khi ăn hải sản, mẹ cần tránh ăn 2 nhóm thực phẩm sau:
Bà bầu ăn hải sản được không? Mẹ nên hạn chế sử dụng các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, vì thủy ngân nếu đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển hệ thần kinh ở thai nhi.
Bà bầu nên ăn hải sản vào tháng thứ mấy? Mẹ có thể ăn tùy theo sở thích nhưng đúng liều lượng. Tuy nhiên, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn khuyến cáo mẹ bầu nên tránh ăn các loại có kích thước to như: cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn cá cơm, cua, cá hồi, cá cơm,… Những loại thực phẩm này đã được kiểm định chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa mẹ.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu ăn cá: Đúng liều, đúng loại!
Không ăn các loại hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống chưa được nấu chín như hàu sống, sò điệp, ngao, sashimi, sushi… vì đồ sống có chứa nhiều ký sinh trùng và mầm bệnh khó lường cao hơn so với cá và hải sản đã được nấu chín.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng mẹ nên làm chín cá hay các loại tôm, cua, sò, hến dưới nhiệt độ 63°C trước khi ăn. Ở nhiệt độ này, các mầm bệnh và tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.
Để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, mẹ nên nhớ các nguyên tắc khi ăn hải sản sau đây:
Quá trình mang thai luôn khiến mẹ mệt mỏi và muốn ăn mọi thứ. Hy vọng với những kiến thức trên đây đã giúp mẹ trả lời bà bầu ăn hải sản được không. Từ đó, mẹ sẽ trang bị cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý, khoa học với đầy đủ các món hải sản ngon mà không sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu nữa nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Pregnancy and fish: What’s safe to eat
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-and-fish/art-20044185
Ngày truy cập: 9/5/2022
2 Fish Consumption During Pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7346675/
Ngày truy cập: 9/5/2022
3. Foods to avoid in pregnancy
4. Advice about Eating Fish – For Those Who Might Become or Are Pregnant or Breastfeeding and Children Ages 1 – 11 Years