Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/11/2020

Bà bầu ăn khoai tây có bị tiểu đường thai kỳ?

Bà bầu ăn khoai tây có bị tiểu đường thai kỳ?
Tác dụng của khoai tây là gì? Bà bầu có nên ăn khoai tây? Bà bầu ăn khoai tây mang lại lợi ích gì? MarryBaby mời mẹ bầu khám phá ngay!
bà bầu ăn khoai tây
Bà bầu ăn khoai tây có tốt không? Khoai tây bổ sung tinh bột cho mẹ bầu

Bà bầu có nên ăn khoai tây? Khoai tây giàu chất xơ, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu nên đảm bảo một số nguyên tắc khi ăn khoai tây để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

Tiêu thụ một lượng khoai tây vừa phải trong quá trình mang thai sẽ không gây hại gì cho bà bầu. Nguồn năng lượng then chốt đối với thai nhi là glucose, có trong tinh bột ở khoai tây. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Thụy Sỹ, bà bầu mỗi ngày có thể ăn từ 3-4 phần tinh bột từ khoai tây, gạo, ngũ cốc, bánh mì và các loại thực phẩm nguyên cám khác.

Bà bầu ăn khoai tây: 6 lợi ích cần thiết

Những tác dụng của khoai tây với mẹ bầu:

1. Bà bầu ăn khoai tây giảm axit dạ dày

Khoai tây rất hiệu quả với những người có vấn đề về đường tiêu hóa hoặc axit dạ dày. Một phần khoai tây nghiền rất dễ ăn và tiêu hóa, có thể giảm axit và tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản.

2. Giàu vitamin B và C

Các vitamin trong khoai tây giúp vết thương mau lành và tăng cường hệ miễn dịch. Chúng cũng hỗ trợ thành ruột hấp thụ sắt từ các thực phẩm khác.

3. Bà bầu ăn khoai tây giàu folate

Axit folic (hay folate) là loại vitamin thiết yếu cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Mẹ bầu bổ sung folate trước khi mang thai và trong những tháng đầu thai kỳ sẽ giảm nguy cơ sảy thai.

4. Giàu năng lượng

Khoai tây rất dồi dào tinh bột, do đó đây là thực phẩm cung cấp năng lượng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu cũng cần duy trì lối sống năng động, thường xuyên đi lại để ngăn ngừa tăng cân từ các thực phẩm giàu tinh bột. Việc đi lại và tập thể dục cũng giúp cơ xương chậu của mẹ linh hoạt, cổ tử cung dễ mở khi lâm bồn. Phụ nữ văn phòng vốn dĩ ngồi nhiều dẫn đến việc sinh đẻ khó khăn, thì càng cần phải tập thể dục nhẹ khi mang thai.

Bà bầu có nên ăn khoai tây?
Ăn khoai tây thì đừng quên tập thể dục mẹ nhé

5. Tác dụng của khoai tây trị quầng thâm mắt

Khoai tây có thể trị quầng thâm dưới mắt ở phụ nữ mang thai. Bạn chỉ cần đặt một lát khoai tây tươi lên mắt trong vòng 10-15 phút để làm lạnh mắt và giảm sưng phù.

6. Bà bầu ăn khoai tây giảm nguy cơ tim mạch

Lớp vỏ của khoai tây chứa hàm lượng lớn kali, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và cao huyết áp. Một số người khi nấu ăn vẫn để nguyên phần vỏ khoai tây và điều này cũng không gây hại gì.

Bà bầu ăn khoai tây có bị tiểu đường thai kỳ?

Khoai tây rất dồi dào tinh bột, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa glucose, làm tăng nguy cơ tiểu đường. Vì thế, nếu bà bầu ăn quá nhiều khoai tây sẽ dẫn tới tiểu đường thai kỳ.

Các món ngon từ khoai tây

1. Cách nấu canh xương khoai tây cà rốt

Cách nấu canh xương khoai tây cà rốt

Nguyên liệu

  • 300g xương lợn
  • 100g khoai tây
  • 100g cà rốt
  • Hành ngò, thì là

Cách làm

  • Bạn rửa sạch xương, sau đó bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi cho xương vào trần sơ.
  • Rửa sạch xương với nước lọc, để ráo.
  • Bạn bắc một nồi nước khác lên bếp, cho xương vào ninh khoảng 30 phút thì cho khoai tây và cà rốt vào, ninh thêm 10 phút. Hớt bọt cho nước trong.
  • Khoai tây không ưa mặn nên nếu bạn nêm sớm thì khoai tây sẽ bị sượng. Hãy chờ khi khoai tây chín nhừ thì thêm bột nêm, muối cho hợp khẩu vị.
  • Rắc hành ngò, thì là, thêm chút nước mắm rồi tắt bếp.

2. Cách nấu súp thịt bò hầm khoai tây cà rốt

Cách nấu súp thịt bò hầm khoai tây cà rốt

Nguyên liệu

  • 300g thịt bò
  • 2 củ cà rốt
  • 2 củ khoai tây
  • 1 quả cà chua
  • 1 tép gừng, hành ngò

Cách làm

  • Thái ngang miếng thịt bò thành khối vuông vừa ăn.
  • Ướp thịt bò với gừng băm, tiêu, bột nêm và đường, nước mắm.
  • Cà rốt, khoai tây đem thái khúc. Cà chua thái múi cau. Hành ngò băm nhỏ.
  • Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, cho hành tím băm vào phi thơm. Cho thịt bò vào xào săn. Sau đó cho cà chua vào xào chung với thịt bò. Cho hai tô nước vào đun sôi, cà chua giúp nước ngọt hơn. Thêm cà rốt.
  • Nêm lại cho vừa ăn. Múc súp bò hầm khoai tây ra tô, rắc hành ngò cho đẹp mắt, dậy mùi thơm.

Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn khoai tây

Khoai tây chiên
Bà bầu không nên ăn khoai tây chiên, nướng phô mai

Mặc dù khoai tây rất tốt, nhưng nó cũng tiềm ẩn một số nguy cơ với sức khỏe bà bầu nếu ăn không đúng cách:

  • Khoai tây mọc mầm hoặc có đốm xanh trên vỏ rất độc hại, vì nó chứa các chất độc như glycoalkaloid, alpha-solanine và alpha-chaconine, gây ngộ độc đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa.
  • Bà bầu ăn khoai tây có đốm xanh sẽ dẫn tới các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, như nứt đốt sống và trẻ không có não.
  • Ăn khoai tây hỏng mốc có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
  • Bà bầu thừa cân ăn nhiều khoai tây sẽ dễ dẫn tới béo phì.

Bà bầu không nên chiên khoai tây hoặc nướng với bơ, phô mai. Cách ăn này không lành mạnh, có thể dẫn tới tiểu đường thai kỳ hoặc tăng cân quá mức. Tốt nhất mẹ nên luộc, hấp, nấu canh hoặc làm món hầm, thêm vào các loại cây thảo mộc để tăng hương vị cho món ăn, giúp bà bầu bồi bổ một cách lành mạnh nhé.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://parenting.firstcry.com/articles/eating-potato-during-pregnancy-is-it-safe/ https://www.momjunction.com/articles/safe-eat-potato-pregnancy_0086664/
x