Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để tìm hiểu bà bầu ăn mực khô được không, hãy cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của nó. Theo các nghiên cứu, 100g mực khô có chứa 291 calories, 60,1g chất đạm, 32,6g nước, 4,5g chất béo, 2,5g chất đường bột.
Ngoài ra, trong mực khô còn có chứa vitamin B2 và B12. Vitamin B2 giúp ích cho người bị đau nửa đầu. Vitamin B12 có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm các hệ lụy về tai biến, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Cũng như hải sản tươi, mực khô vẫn còn chứa một lượng salen nhất định, có tác dụng giảm sự oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Tiêu thụ selen sẽ hạn chế tình trạng viêm và lắng đọng ở các ổ khớp.
Mực khô còn có nhiều khoáng chất, có tác dụng tăng hấp thu sắt. Đây là thành phần thiết yếu tạo nên hồng cầu trong máu và phụ nữ có thai cần được bổ sung sắt liên tục. Ngoài ra, lượng hồng cầu ổn định sẽ giúp bảo đảm cho thai nhi phát triển ổn định. Thế nên bà bầu ăn mực khô được không thì được nhé mẹ.
Thêm vào đó, mực khô còn có chứa một lượng canxi và phốt pho khá cao. Do đó ăn mực thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng và xương. Chất này cũng rất tốt cho quá trình hình thành khung xương khỏe mạnh của thai nhi.
Hàm lượng kẽm có trong mực khô sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể tự hình thành sức đề kháng để chống lại một số bệnh tật. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường hạn chế uống thuốc do đó việc tăng sức đề kháng là đặc biệt cần thiết. Thêm vào đó, phụ nữ mang thai thường nhạy cảm với những thay đổi trong cơ thể và môi trường, do đó ăn mực sẽ giúp quá trình mang thai trở nên ổn định và suôn sẻ hơn. Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi cũng sẽ có sức đề kháng cao hơn và phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, trong mực khô có chứa một lượng nhỏ magie có tác dụng giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp. Dưỡng chất này đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai, giúp ổn định tâm lý mẹ bầu, hạn chế tình trạng căng thẳng trong quá trình mang thai. Đây là câu trả lời chắc chắn có cho câu hỏi bà bầu ăn mực khô được không.
Một điểm đáng lưu ý mực khô có chứa hàm lượng cholesterol khá cao. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định giảm cân hoặc người bị mỡ máu nên hạn chế ăn mực khô.
Mực chứa giá trị dinh dưỡng cao như trên, nên một số quan niệm cho rằng ăn mực khô trong thời gian đầu của thai kỳ dễ sảy thai, con sinh ra không thông minh hay là đen như mực hoàn toàn không có căn cứ khoa học.
Khi chọn mực khô, nên chọn con dày thịt, to vì mực càng dày thịt khi chế biến càng ngon. Mực tươi thường có lớp phấn trắng phủ bên ngoài, màu của khô mực còn hồng tươi chứ không có màu thâm, sẫm, trên lưng các đốm đen đều nhau.
Mực khô ngon, chất lượng thì khi sờ vào sẽ khô ráo, không bị nhớt, dính tay. Ngửi mực có mùi thơm của hải sản tươi chứ không phải mùi hôi khó chịu. Phần thân và râu mực dính chắc với nhau. Mực phải còn đầy đủ râu.
Dù mực khô có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Đồ hải sản biển nói chung và mực khô thường chứa một lượng nhỏ thủy ngân, không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì thế nên trong ba tháng đầu, các mẹ nên hạn chế ăn đồ hải sản.
Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn mực khô khoảng hai lần. Như vậy, vừa đảm bảo mẹ bầu không bị thèm, vừa không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con.
Chỉ nướng mực vừa chín tới, không nướng quá cháy, khét. Khi bạn nướng cháy, protein có trong mực sẽ bị biến đổi và phân hủy cấu trúc ban đầu, các chất dinh dưỡng sẽ bay mất. Không những vậy, nướng cháy tạo ra loại protein mới độc cho cơ thể của cả mẹ và bé.
Ngoài ra, mực bị cháy sẽ sản sinh những hóa chất độc hại như PAHs và HCAs. Hai chất này có thể gây đột biến và làm thay đổi cấu trúc ADN của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư.
Vì vậy khi nướng mực khô, bạn nên nướng bằng than hoa hoặc cồn y tế. Khi nướng bằng than hoa phải trở mực liên tục. Khi thấy mực cong thân lại, vừa chín tới là được. Nếu nướng mực bằng cồn, bạn chỉ nên đổ một lượng cồn vừa phải vào đĩa. Đợi cháy hết lửa mới sử dụng do nếu còn một lượng cồn bám trên mực thì ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe.
1. Cách làm món mực khô xào chua ngọt
Nguyên liệu
Cách chế biến mực khô xào chua ngọt
2. Cách chế biến mực khô xào hành tây
Nguyên liệu
Cách chế biến mực khô xào hành tây
3. Cách chế biến gỏi khô mực, xoài xanh
Nguyên liệu
Cách chế biến gỏi khô mực, xoài xanh
4. Cách chế khô mực chiên bơ tỏi
Nguyên liệu
Cách chế biến mực khô chiên bơ tỏi
Đọc xong hẳn bạn đã biết bà bầu ăn mực khô được không. Hy vọng các món ăn mà MarryBaby gợi ý sẽ giúp bạn đổi vị ngoài món mực nướng. Chúc bầu luôn khỏe mạnh.
TÚ QUYÊN
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.