Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu ăn nghêu được không? Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Trong đó, nghêu sò thường được ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó nhưng nếu dùng không hợp lý rất dễ bị tác dụng phụ.
Đặc điểm dinh dưỡng của nghêu chính là hàm lượng protein và các nguyên tố vi lượng cao (điển hình như sắt, canxi…), chất béo thấp. Không những riêng nghêu mà nhiều loại sò ốc khác cũng có ưu điểm tương tự. Bên cạnh đó, thành phần taurin trong nghêu có thể trợ giúp tổng hợp tạo thành dịch mật, có lợi đối với hiệu quả trao đổi chất cholesterol, đề kháng với các chứng co thắt, lo âu.
Nghêu là loại thực phẩm có hương vị ngon, dễ ăn và nguồn dinh dưỡng tương đối toàn diện, bao gồm protein, lipit, carbohydrate, sắt, canxi, magie, vitamin, axit amin, taurin…
Có thể nói nghêu là thức ăn lý tưởng giàu protein và ít nhiệt lượng, có tác dụng phòng trị nhiều bệnh mãn tính ở người già và trung niên. Vậy còn bà bầu ăn nghêu được không?
Thông thường, người khỏe mạnh đều có thể ăn nghêu, nhưng sẽ phù hợp hơn với người đang mắc các bệnh như lượng cholesterol cao, mỡ cao máu, phì đại tuyến giáp, viêm khí quản, bệnh dạ dày…
Riêng đối với bà bầu cũng có thể ăn nghêu. Đây là món ăn có chức năng dưỡng âm, lợi tiểu, tiêu viêm nên có thể hỗ trợ giảm bớt chứng phù thũng và dễ khát nước ở thai phụ. Ngoài ra, nghêu còn có công hiệu trợ giúp điều trị bệnh, trị tiểu đường ở bà bầu.
Nghêu ngoài cách chế biến là hấp sả thường thấy thì nó cũng thích hợp ăn cùng với đậu phụ, tăng cường tác dụng điều tiết hàn – nhiệt trong cơ thể. Tuy nhiên, nghêu lại kiêng kỵ khi kết hợp với rau cần, cam quýt vì sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu vitamin C.
Bản thân nghêu nói riêng và các loại sò ốc nói chung đều có hương vị khá đặc trưng. Vì vậy khi chế biến, bạn nên hạn chế thêm gia vị. Ngoài ra, bà bầu muốn ăn nghêu tốt nhất nên ngâm nghêu trong nước sạch một ngày trước đó để làm sạch bùn đất.
Bà bầu ăn nghêu được không? Như trên đã nói thì hoàn toàn có thể. Nhưng vì nghêu có tính hàn nên nếu phụ nữ mang thai có các triệu chứng như tỳ vị hư hàn, tiêu chảy mãn tính hoặc đang bị cảm lạnh thì không thích hợp ăn. Một điểm cần lưu ý nữa chính là tuyệt đối không ăn nghêu khi chưa nấu chín để tránh nguy cơ ăn vào các chất bẩn, vi khuẩn có thể gây hại cho mẹ và bé.
Chuẩn bị gạo trắng vừa đủ, 12 con nghêu, 1 thìa gừng tươi và hành hoa xắt sợi, muối, đường, dầu ăn.
Gạo vo sạch rồi cho lượng nước vừa đủ, nấu khoảng 15 phút rồi cho nghêu, gừng và các gia vị khác vào tiếp tục nấu cho đến khi gạo nở mềm và nghêu mở vỏ hoàn toàn. Tắt bếp và cho hành vào trang trí là có thể ăn ngay lúc nóng.
Chuẩn bị 250g nghêu, 200g đậu hũ, một ít thịt giăm bông.
Nghêu nếu không thể ngâm vào hôm trước thì ít nhất cũng phải ngâm trong nước lạnh 2 tiếng để loại bỏ đất cát, bụi bẩn.
Cho nước vào nồi nấu sôi, tiếp tục cho nghêu và đậu hũ cùng thịt giăm bông vào nấu đến khi chín mềm. Nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp, rắc ít tiêu vào để tăng hương vị.
Chuẩn bị nghêu, trứng gà, hành, gừng và gia vị vừa đủ.
Nghêu rửa sạch, hành và gừng xắt nhỏ. Nấu sôi nước với hành, gừng và một ít rượu trắng rồi cho nghêu vào nấu chín, vớt ra.
Trứng đập vỏ cho vào bát, thêm ít muối ăn và một bát nước luộc nghêu vào khuấy cho đều. Sau đó tách phần vỏ nghêu cho mở ra, đặt lên xửng hấp, rưới hỗn hợp trứng lên nghêu, đậy nắp và hấp với lửa lớn trong khoảng 5 phút là được.
Lê Phương
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.