Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/08/2020

Bầu vui, thai khỏe với nho khô

Bầu vui, thai khỏe với nho khô
Bà bầu ăn nho khô không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn như thế nào để không gây tác dụng phụ? Cùng tham khảo những thông tin sau với MarryBaby, mẹ nhé!

Bà bầu ăn nho khô có tốt không? Nho khô k chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn như thế nào để không gây tác dụng phụ? Tham khảo nhé!

Ăn nho khô khi mang thai
Giàu vitamin và khoáng chất, nho khô thích hợp trở thành món ăn vặt lý tưởng cho mẹ bầu

1. Bà bầu ăn nho khô tốt như thế nào?

– Ngăn ngừa thiếu máu

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, có khoảng 36,8% phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị thiếu máu, trong đó hơn 60% nguyên nhân là do không bổ sung đủ sắt cho cơ thể. Mẹ bầu bị thiếu máu có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, thai chết lưu hoặc các bất thường nhau thai như nhau bong non, nhau tiền đạo… Với hàm lượng sắt dồi dào, nho khô thích hợp là món ăn vặt dinh dưỡng. Chỉ một hộp nho nhỏ cũng đủ cung cấp 5% nhu cầu sắt mỗi ngày cho mẹ.

– Đối phó với táo bón khi mang thai

Rất nhiều mẹ bầu trở thành “nạn nhân” của triệu chứng táo bón khi mang thai. Nếu cũng đang gặp rắc rối này, nho khô có thể là giải pháp lý tưởng dành cho bạn. Nho khô chứa nhiều chất xơ, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. Với khoảng 50g nho khô, mẹ bầu đã giúp bổ sung thêm 2g chất xơ cho cơ thể.

– Bà bầu ăn nho khô giúp hạn chế ốm nghén

Ốm nghén là nỗi ám ảnh với rất nhiều mẹ bầu. Không chỉ 3 tháng đầu, nhiều mẹ phải học cách “sống chung với lũ” suốt 9 tháng mang thai. Mở đầu buổi sáng với một nhúm nhỏ nho khô có thể giúp mẹ bầu hạn chế cơn buồn nôn và mang lại cảm giác ngon miệng hơn. Ngoài ra, nho khô cũng là món ăn vặt nhỏ gọn mẹ có thể “thủ” sẵn để ăn trong những lúc nghỉ ngơi giữa giờ làm.

– Bà bầu ăn nho khô có tốt không? Bảo vệ răng miệng

Nướu sưng, chảy máu chân răng là những vấn đề răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nhờ vào hàm lượng axit oleanolic trong nho khô, mẹ bầu không cần quá lo lắng về vấn đề này nữa. Axit oleanolic có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng và bảo vệ răng khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn.

– Tốt cho sự phát triển thị lực và hệ xương của bé

Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, ăn nho khô khi mang thai còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Hàm lượng vitamin A và canxi trong nho khô đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương và thị lực của bé.

2. Lưu ý khi ăn nho khô

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nho khô không phải là loại thực phẩm mẹ bầu có thể “vô tư” ăn trong thai kỳ. Lưu ý những điều sau đây để không mang lại “hiệu quả ngược” mẹ nhé!

– Không nên ăn quá nhiều: Chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng ngược lại, hàm lượng đường trong nho khô cũng khá cao. Ăn quá nhiều nho sẽ làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ và những biến chứng nguy hiểm khác.

– Lựa chọn nhãn hàng uy tín: Trên thị truờng hiện nay có rất nhiều loại nho khô, với đủ giá cả và nguồn gốc khác nhau. Mẹ bầu nên ưu tiên những thương hiệu có uy tín, có bao bì rõ ràng để đảm bảo chất lượng. Không nên mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x