Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: BS CKI. Lai Ngọc Hiền
Cập nhật 20/02/2024

Bà bầu ăn rươi được không và những điều lưu ý khi ăn rươi

Bà bầu ăn rươi được không và những điều lưu ý khi ăn rươi
Rươi là đặc sản của miền Bắc và được cho là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Có nhiều thai phụ cho rằng khi mang thai nên ăn nhiều rươi vì giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng có người lo ngại không dám ăn vì món ăn này khá hiếm không được nhiều người biết đến.

Vậy thực hư việc bà bầu ăn rươi được không là thế nào và con rươi là con gì? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến món đặc sản này nhé.

Nguồn dinh dưỡng từ món rươi

Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn rươi được không; chúng ta cần biết con rươi là con gì? Con rươi là loài nhuyễn thể có hình dạng như giun, sinh sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn. Loài rươi sống ở vùng nước mặn còn được gọi là rươi biển.

Trong 100g rươi, chúng ta sẽ có lượng dinh dưỡng như sau:

  • 87 Kcal
  • 12.4g protid
  • 81.9g nước
  • 1.3g tro
  • 4.4g lipid
  • 1.8mg sắt
  • 66mg canxi
  • 57mg phốt-pho

>> Bạn có thể xem thêm: 9 tác dụng của kỷ tử giúp bà bầu tẩm bổ

Bà bầu ăn rươi có được không?

bà bầu có ăn được rươi không
Bà bầu có ăn được rươi không?

Rươi là một món ăn và cũng là vị thuốc có tính vị cay, thơm, ấm gần giống với trần bì, được dùng để hóa đờm và điều khí trong y học cổ truyền. Do đó có nhiều người thắc mắc, bà bầu ăn rươi có được không? Hiện tại MarryBaby chưa tìm được bất kì nghiên cứu khoa học nào khuyến cáo bà bầu không được ăn rươi. Vì vậy, bạn vẫn có thể ăn rươi trong thai kỳ.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn rươi với lượng vừa phải, không quá nhiều để tránh gây ra các tác dụng ngược. Bởi vì, rươi có chứa nhiều đạm nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu.

Ngoài ra, rươi chết khi phân hủy sẽ sinh ra độc tố không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn nên thận trọng khi chế biến các món ăn từ rươi để tránh dẫn đến tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng; thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Ngoài vấn đề bà bầu ăn rươi được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về bà bầu ăn mắm có tốt không để làm phong phú hơn thực đơn mỗi ngày.

Lưu ý khi bà bầu ăn rươi trong thai kỳ

bầu ăn rươi được không

Sau khi đã biết bà bầu có được ăn rươi không; chúng ta cũng cần nhớ thêm những lưu ý dưới đây khi tiêu thụ thực phẩm này trong thai kỳ:

  • Bà bầu bị hen suyễn không nên ăn rươi: Con rươi chứa thành phần kích thích cơn hen. Do đó, bà bầu bị hen suyễn tuyệt đối không nên ăn rươi.
  • Ăn rươi với lượng vừa phải: Bất kỳ món ăn nào không chỉ riêng món ăn từ rươi; bạn nên tránh ăn quá nhiều trong thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng ngược.
  • Thận trọng khi chế biến rươi: Bạn nên nắm rõ các lưu ý khi chế biến món ăn từ rươi để tránh gây nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như vi khuẩn như E. coli, Salmonella,…
  • Bà bầu có cơ địa dị ứng không nên ăn rươi: Con rươi là một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng và ngộ độc. Do đó, bà bầu có cơ địa dị ứng nên tránh ăn rươi để không gây hại cho bản thân và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có được ăn tiết luộc không? 6 lợi ích bỏ qua sẽ tiếc

Các món ăn chế biến từ rươi

1. Cách làm chả rươi

cách làm chả rươi
Cách làm chả rươi cho bà bầu

1.1 Nguyên liệu:

  • Thì là
  • Gia vị
  • Hành lá
  • Vỏ quýt
  • 0.5kg rươi
  • Ớt giã nhuyễn
  • Lá lốt thái chỉ
  • 3 quả trứng gà
  • Thịt nạc dăm xay nhuyễn

1.2 Cách làm chả rươi ngon:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch rươi, bỏ các con đã chết nát sau đó chần với nước nóng với nhiệt độ 75 – 80℃ để bỏ phần lông. Bạn có thể dùng đũa khuấy đều để lông rươi rụng hoàn toàn.
  • Bước 2: Cho rươi vào tô, dùng đũa đánh nhuyễn.
  • Bước 3: Cho các nguyên liệu còn lại vào tô rươi rồi đánh đều cho đến khi thấy hỗn hợp dẻo quánh là được.
  • Bước 4: Bạn có thể nắn rươi thành hình dáng theo sở thích rồi chiên chả cho chín và thưởng thức.

Nếu bạn đã biết bà bầu ăn rươi được không rồi; bạn có thêm tham khảo thêm về bầu ăn cháo lòng được không để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

2. Nem rươi

2.1 Nguyên liệu:

  • Miến dong
  • Giá đỗ
  • Lá nem
  • Con rươi tươi
  • Mộc nhĩ
  • Cơm hoặc bún

2.2 Cách chế biến nem rươi:

  • Bước 1: Ngâm miến dong trong nước lạnh cho mềm, rửa lại và cắt thành từng đoạn ngắn.
  • Bước 2: Ngâm nấm mộc nhĩ với nước ấm rồi cắt thành từng sợi nhỏ.
  • Bước 3: Rươi sơ chế và cho vào nồi, thêm miến dong, mộc nhĩ và giá đỗ vào rồi trộn đều và dùng lá nem gói lại.
  • Bước 4: Nắn hỗn hợp thành từng miếng vừa ăn rồi chiên vàng lên và ăn kèm với cơm hoặc bún đều được.

Ngoài vấn đề bầu ăn rươi được không; bạn cũng nên tham khảo thêm các loại rau thơm bà bầu không nên ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

3. Cách làm mắm rươi

3.1 Nguyên liệu:

  • Một lượng rươi vừa đủ
  • Muối hột
  • Keo thủy tinh

3.2 Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa sạch rươi rồi vớt ra rổ để cho ráo nước.
  • Bước 2: Ủ rươi với muối hột
  • Bước 2: Ủ rươi với muối hột theo tỉ lệ rươi: muối là 6:1 trong một keo thuỷ tinh.
  • Bước 3: Phơi keo thuỷ tinh rươi ngoài nắng khoảng 10 – 15 ngày là có thể ăn được. Bạn có thể dùng mắm rươi chấm với thịt luộc, rau sống hoặc dùng để chế biến các món ăn khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn lòng lợn được không và những điều mẹ cần biết!

4. Rươi rang muối

4.1 Nguyên liệu:

  • Một lượng rươi vừa
  • Bột ngô
  • Bột mì
  • Muối

4.2 Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa sạch rươi, loại bỏ tạp chất và các con rươi đã bị nhũn nát. Sau đó cho rươi vào nồi nước sôi và khuấy đều để bỏ lông.
  • Bước 2: Nhúng rươi với hỗn hợp bột ngô và bột mì rồi đem chiên vàng giòn. Sau đó rang rươi với muối cho giòn rồi rắc lên để tạo vị mặn.

5. Rươi cuốn lá lốt

5.1 Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi
  • Con rươi
  • Vỏ quýt
  • Gia vị, ớt
  • Giò sống
  • Thịt nạc băm nhuyễn.

5.2 Cách chế rươi cuốn lá lốt

  • Bước 1: Sau khi làm sạch rươi, bạn trộn đều rươi với giò sống, thịt băm, vỏ quýt, ớt và gia vị với nhau.
  • Bước 2: Sau đó, bạn dùng lá lốt cuốn tất cả các nguyên liệu trên rồi đem chiên chín và thưởng thức.

Sau khi tìm hiểu bầu ăn rươi được không; bạn có thể xem thêm về bà bầu có được ăn củ dong không để thực đơn hàng ngày được đa dạng các thực phẩm.

6. Cách kho rươi miền Bắc với khế

cách kho rươi miền bắc
Cách kho rươi miền Bắc với khế

6.1 Nguyên liệu:

  • 500g rươi
  • 2 củ cải trắng
  • 5 quả khế chua
  • 300g thịt ba chỉ
  • 2 củ gừng
  • Vỏ quýt
  • 3 quả ớt
  • 20 lá gừng
  • Hành lá
  • Dầu ăn
  • Gia vị
  • Nước mắm

6.2 Cách kho rươi miền Bắc

  • Bước 1: Cho rươi vào rây lọc rồi rửa với nước sạch trong khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ phần bùn đất rồi để ráo.
  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp, đổ vào 1 lượng nước sạch khoảng nửa chảo rồi đun ở lửa vừa (khoảng 70 – 80 độ C). Sau đó, bạn cho phần rươi đã rửa sạch vào rồi đảo nhẹ tay để rươi không bị vỡ. Sau khi rươi đã săn lại thì vớt ra rồi để ráo.
  • Bước 3: Gừng và củ cải trắng gọt vỏ, rửa với nước sạch rồi cắt thành lát mỏng. Vỏ quýt và ớt băm nhuyễn ra.
  • Bước 4: Thịt ba chỉ đem rửa với nước muối loãng và với nước sạch, sau đó thái thành lát mỏng vừa ăn.
  • Bước 5: Hành lá dùng dao đập dẹp phần đầu rồi thái nhỏ khoảng từ 1 – 2 lóng tay cùng với lá gừng.
  • Bước 6: Khế đem rửa sạch, cắt bỏ đi 2 đầu cùng các phần rìa bên ngoài rồi thái mỏng.
  • Bước 7: Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn rồi đợi dầu nóng. Sau đó, bạn cho phần đầu hành lá vào phi thơm.
  • Bước 8: Bạn cho phần thịt ba chỉ vào rồi đảo đều cho thịt săn lại. Sau đó, bạn cho ớt và vỏ quýt băm nhuyễn vào.
  • Bước 9: Tiếp đó, bạn cho khế, củ cải trắng đã được sơ chế, 200ml nước, 1/4 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1/4 muỗng canh tiêu rồi đảo đều và đun sôi.
  • Bước 10: Khi hỗn hợp đã sôi, bạn cho 500gr rươi vào cùng phần lá hành lá và gừng rồi đậy nắp nồi. Bạn nên kho rươi trong khoảng 10 – 20 phút với lửa vừa cho rươi thấm đều gia vị.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn bim bim được không? Ăn nhiều hại hơn lợi

7. Cách nấu rươi với canh măng

7.1 Nguyên liệu:

  • 250g rươi
  • Bẹ măng
  • 2 quả trứng gà
  • 200g thịt heo xay
  • 2 quả cà chua
  • Khế chua
  • Vỏ quýt
  • Thì là
  • Ngò gai
  • Hành lá
  • Rau răm
  • Lá gừng tươi
  • Lá lốt
  • Nước mắm
  • Bột canh
  • Dầu ăn
  • Tiêu

7.2 Cách nấu rươi với canh măng:

  • Bước 1: Cho rươi vào rây lọc rồi rửa với nước sạch trong khoảng 3 – 5 phút để loại bỏ phần bùn đất rồi để ráo.
  • Bước 2: Bạn bóc vỏ bẹ măng rồi cho vào nồi luộc khoảng 5 phút, sau đó vớt ra ngoài để nguội rồi cắt sợi.
  • Bước 3: Khế rửa sạch, dùng tay chà các kẽ của quả khế rồi gọt bỏ phần xơ ở rìa và cắt theo chiều ngang thành những lát mỏng hình ngôi sao.
  • Bước 4: Cà chua rửa sạch, bổ đôi rồi cắt lát mỏng theo chiều ngang. Vỏ quýt rửa sạch, cắt sợi rồi băm nhỏ.
  • Bước 5: Thì là, ngò gai, hành lá, rau răm, lá gừng tươi, lá lốt rửa sạch và cắt nhuyễn. Hành tím lột vỏ, cắt nhỏ.
  • Bước 6: Bạn cho rươi vào 1 tô lớn, đập vào tô 2 quả trứng gà, cho thêm phần thịt heo xay, thì là, ngò gai, hành lá, hành tím, rau răm, lá gừng tươi, lá lốt cắt nhuyễn, 1 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng canh bột canh vào tô. Sau đó, bạn dùng đũa nhẹ nhàng đảo và trộn đều tay để các nguyên liệu hòa vào nhau.
  • Bước 7: Ban đặt nồi lên bếp cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào và đợi cho nóng. Sau đó, bạn cho phần măng tươi cắt sợi vào nồi và đảo đều khoảng 2 phút cho dậy mùi; rồi cho thêm 2 lít nước lọc, đậy nắp và đun sôi.
  • Bước 8: Bạn cho tiếp cà chua, khế vào nồi. Sau đó bạn lần lượt múc thêm 1 lượng chả rươi vừa đủ vào nồi để nhúng chín cho đến khi hết phần rươi.
  • Bước 9: Bạn tiếp tục nấu canh đến khi phần nước dùng sôi trở lại thì thêm vào nồi 1 muỗng canh nước mắm và ½ muỗng canh bột canh rồi khuấy đều và tắt bếp.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong chủ đề bà bầu ăn rươi được không và những lưu ý khi ăn rươi trong thai kỳ. Tốt nhất, bầu nên ăn với lượng vừa phải và sơ chế cẩn thận khi ăn các món ăn chế biến từ rươi nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Con rươi
https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/con-ruoi
Truy cập ngày 31/01/2024

2. NGUỒN LỢI RƯƠI BIỂN
https://www.rimf.org.vn/baibaocn/chitiet/tinid-1630
Truy cập ngày 31/01/2024

3. Tylorrhynchus heterochaetus
https://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=1338654
Truy cập ngày 31/01/2024

4. Mùa rươi – những món ngon từ rươi hấp dẫn thực khách khi heo may về
https://thanhphohaiphong.gov.vn/mua-ruoi-nhung-mon-ngon-tu-ruoi-hap-dan-thuc-khach-khi-heo-may-ve.html
Truy cập ngày 31/01/2024

5. Rươi
https://viennntn.vinhuni.edu.vn/tin-tuc-su-kien/seo/ruoi-48763
Truy cập ngày 31/01/2024

x