Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/09/2020

8 tác dụng tuyệt vời của hạt tiêu đối với mẹ bầu

8 tác dụng tuyệt vời của hạt tiêu đối với mẹ bầu
Ngoài hương vị đậm đà, tác dụng của hạt tiêu còn mang đến một số lợi ích cho sức khỏe bà bầu. Đừng bỏ lỡ nhé!

Bạn thấy chán chường với những món ăn lành mạnh nhưng nhạt nhẽo từ khi bắt đầu mang thai? Bạn thèm ăn món nào đó nóng hổi và đậm đà suốt thai kỳ? Trong lúc bầu bí, khẩu vị của bạn có thể thay đổi đến kỳ quặc. Những món từng được yêu thích bỗng nhiên trở nên ngán ngẩm. Chuyện các bà bầu thèm món nhiều gia vị rất phổ biến, nhưng không ít người lại cảnh báo bạn không nên ăn thức ăn nhiều tiêu. Điều này có đáng tin cậy?

Bà bầu ăn tiêu nhiều có tốt?
Không chỉ không gây hại, bà bầu ăn tiêu còn được lợi 8 điều sau

1/ Giúp ích cho khả năng tiêu hóa

Trong thời gian mang thai, chức năng của hệ tiêu hóa có thể gặp rối rắm. Tiêu có khả năng góp phần trong việc cải thiện khả năng tiêu hóa và giảm bớt các vấn đề như đầy hơi, xì hơi và chuột rút.

2/ Đề phòng ung thư

Khi bạn có bầu, cơ thể phải trải qua nhiều thay đổi. Có thể bạn sẽ gánh chịu những tổn hại vì bị oxy hóa, dẫn tới nguy cơ ung thư trong tương lai. Tiêu chứa carotenoid, sắc tố chống oxy hóa. Nó có thể ngăn chặn bất cứ tổn hại nào cho gien và giúp bạn phòng ngừa ung thư.

3/ Chống lại mụn

Nhiều chị em bị nổi mụn và gặp trục trặc trên làn da trong thời gian bầu bí. Tiêu chứa những thành phần có thể giúp da không bị xấu đi.

4/ Trị ho và cảm lạnh

Bị ho khi đang mang thai có thể là một phiền toái thực sự. Và thật may mắn, tiêu có thể giúp ích rất nhiều trong trường hợp này. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu được nhiều mẹ bầu sử dụng như một phương pháp giải cảm tự nhiên mà vô cùng hiệu quả.

5/ Thuốc chống suy nhược tự nhiên

Trong suốt thai kỳ, nhiều chị em thường cảm thấy lo lắng và suy nhược. Thêm tiêu vào bữa ăn là một cách rất hay để đánh bại chứng trầm cảm trong thời gian bầu bí.

6/ Tiêu chứa folate

Bạn cần folate hoặc axit folic trong lúc mang thai để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở cục cưng chưa chào đời. Mọi loại tiêu đều chứa một lượng folate thích hợp.

7/ Tăng cường hệ miễn dịch

Khả năng miễn dịch của bạn thấp đi trong thai kỳ. Tiêu chứa vitamin C có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn các bệnh phổ biến như cảm lạnh và ho.

8/ Giữ huyết áp trong tầm kiểm soát

Huyết áp cao là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe suốt thời kỳ mang thai. Potassium giúp giữ mức huyết áp nằm trong tầm kiểm soát. Tiêu lại rất giàu potassium và có thể ngăn ngừa cao huyết áp cũng như tiền sản giật.

Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng phù hợp với món tiêu này. Nếu thuộc 2 trường hợp sau, bầu nên loại bỏ món tiêu ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của mình.

– Các vấn đề về đường dạ dày – ruột

Nạp quá nhiều tiêu có thể gây hại cho dạ dày. Vì vậy, nếu bao tử của bạn nhạy cảm, nên tránh ăn tiêu.

– Dị ứng

Ăn tiêu có thể gây ra những triệu chứng giống như dị ứng ở một số phụ nữ. Nếu bạn từng có các triệu chứng như thế trước đây, nên tránh xa tiêu đen khi đang mang bầu nhé.

Nhìn chung, trong thai kỳ, tiêu không phải là một mối bận tâm lớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn tha hồ ăn các món nhiều tiêu. Một chút tiêu trong bữa ăn sẽ đem đến lợi ích nhiều hơn gây hại. Nhưng quá nhiều tiêu lại có thể biến thành nguy cơ. Nếu bạn có bất cứ nghi vấn nào, đừng ngần ngại nói với bác sĩ. Những cơn thèm ăn cứ đến rồi lại đi, còn sức khỏe của mẹ bầu lại không phải là điều bạn có thể đem ra thử nghiệm trong thai kỳ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x