Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Các chuyên gia dinh dưỡng đều đề cao trái cây trong vai trò cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Tuy nhiên, việc các bà bầu ăn trái cây quá nhiều lại phá vỡ những lợi ích ấy. Bạn đã biết mình nên ăn trái cây khi nào, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào? Hãy xem bài viết chi tiết dưới đây nhé!
1/ Ăn đúng lúc
Ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn là thói quen phổ biến của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, điều này lại không tốt cho sức khỏe chút nào đâu nhé! Thậm chí, bà bầu ăn trái cây ngay sau bữa ăn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu… Tốt nhất, để tận dụng những dưỡng chất tuyệt vời từ trái cây, bầu nên xem trái cây như một bữa ăn phụ, xen kẽ giữa các bữa chính. Chờ từ 1-2 tiếng sau bữa ăn hoặc ăn trước khi ăn cơm 1 tiếng.
2/ Ăn vừa đủ
Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng trái cây không thể đảm bảo nhu cầu tinh bột, đường, đạm và chất béo mẹ bầu cần để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, dù thích đến đâu, bầu cũng chỉ nên ăn khoảng 500 gram trái cây mỗi ngày và không dùng trái cây để thay bữa chính nhé!
3/ Những lưu ý khác
– Ăn trái cây chín kỹ, bởi chỉ khi chín kỹ, dưỡng chất trong trái cây mới thực sự đầy đủ. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng nên chọn trái cây quá chín, thâm đen, đã lên men hoặc bị nổi mốc xanh, mốc vàng nhé!
– Ăn đến đâu gọt vỏ đến đó. Giống như rau xanh, dưỡng chất trong trái cây rất dễ bị mất đi khi lớp vỏ ngoài bị tác động.
– Ăn đa dạng nhiều loại quả. Tốt nhất, mùa nào nên ăn quả nấy để tránh nguy cơ trái cây bị tiêm thuốc
– Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn trái cây có lượng đường cao như vải, sầu riêng, chuối, dưa hấu…
– Mẹ bầu bị viêm lợi hoặc bệnh răng miệng nên hạn chế bớt lượng trái cây tiêu thụ mỗi ngày và thay bằng rau xanh, vừa nhiều vitamin, vừa ít a-xít hơn.
– Sau khi ăn trái cây, mẹ nên súc miệng hoặc uống nước lọc để trung hòa bớt lượng a-xít còn tồn lại trong miệng, nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu bị sâu răng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.