Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Món ăn này hầu như được người Việt Nam dùng mỗi ngày. Nhưng khi mang thai thì bà bầu ăn xôi được không? Đây là điều được nhiều mẹ bầu quan tâm. Hôm nay MarryBaby sẽ giải đáp cho các bạn về vấn đề này. Hãy đọc bài viết để có câu trả lời nhé!
Theo chia sẻ của Viện Dinh dưỡng Việt Nam; thành phần dinh dưỡng trong 100g gạo nếp bao gồm:
Khi đã biết về thành phần dinh dưỡng từ xôi, vậy bà bầu ăn xôi được không? Mời các mẹ bầu cùng xem phần tiếp theo của bài viết nhé.
>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách bà bầu ăn mận chuẩn chất, không biết thì phí cả thanh xuân.
Gạo nếp cũng thuộc nhóm lương thực thô, tính ấm, chất dinh dưỡng phong phú, có nhiều chức năng đối với sức khỏe như làm ấm dạ dày; bổ ích khí; tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa… Với những ưu điểm này từ gạo nếp, vậy bà bầu ăn xôi được không?
Theo y học truyền thống, khi được nấu chín làm thành các món ăn, gạo nếp có tác dụng làm giảm bớt nhiều triệu chứng khó chịu trong cơ thể con người, điển hình như chứng trào ngược do tỳ vị hư hàn, biếng ăn, tiêu chảy, khí hư, đau chướng bụng trong ngày đèn đỏ. Xôi làm từ gạo nếp rất giàu các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, phốt pho, có thể nói đều có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.
Đặc biệt với tính ấm vốn có, đạt hiệu quả kiện tỳ; dứt tiêu chảy; ích khí. Vì vậy xôi càng thích hợp trở thành món ăn lý tưởng cho phụ nữ bị tỳ khí hư nhược; cơ thể mệt mỏi; và khó ngủ trong thời gian mang thai.
Tuy nhiên bạn cần chú ý, bà bầu nếu đang bị sốt, ho, phổi bị nội nhiệt hoặc tiêu hóa kém; thì không nên ăn xôi, nếu muốn ăn cũng phải kiểm soát một lượng hạn chế nhất định.
>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 3 thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhi.
Bà bầu thiếu hụt canxi là một trong những hiện tượng khá phổ biến. Việc thiếu canxi trong thời gian dài hoặc mức độ nghiêm trọng không những làm cho nồng độ canxi trong máu của mẹ bị giảm thấp; dễ gây chuột rút bắp chân; hoặc tê chân tay. Điều này còn dễ khiến mẹ bị loãng xương; ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi; em bé sinh ra có nhiều nguy cơ bị còi xương bẩm sinh.
Vậy bà bầu ăn xôi được không? Trong khi đó, cứ mỗi 100g gạo nếp nấu xôi có chứa khoảng 26mg canxi. Hàm lượng này rất có lợi để bổ sung canxi cho bà bầu nếu bạn thường xuyên ăn xôi hợp lý, giảm thấp vấn đề loãng xương cho mẹ mà còn đảm bảo tốt cho thai nhi sinh trưởng, phát triển toàn diện.
Bà bầu ăn xôi có tốt không? Trong điều kiện mẹ bầu bình thường, không bị bệnh nghiêm trọng thì với hàm lượng dinh dưỡng phong phú từ gạo nếp, xôi đích thực là món ăn lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Tính ấm của loại thực vật này có thể xoa dịu chứng hư hàn dạ dày, đường ruột, đồng thời cũng có hiệu quả phòng ngừa chứng mệt mỏi trong thai kỳ.
Bà bầu ăn xôi được không? Một trong những chức năng của gạo nếp chính là bồi bổ và làm ấm tỳ vị. Chính vì thế, bà bầu nếu thường xuyên bị tiêu chảy, hoặc tỳ vị khí hư có thể tăng cường món xôi trong thực đơn ăn uống. Xôi không những có thể tạo cảm giác no hợp lý mà còn giúp mẹ bầu giảm bớt những triệu chứng khó chịu này khi mang thai.
Khi đã biết bà bầu ăn xôi được không rồi, thì các mẹ bầu cũng nên lưu ý những điều sau đây khi ăn xôi nhé.
Xôi mặc dù là thực phẩm có thể tăng cường chức năng dạ dày và đường ruột nhưng bên cạnh đó, tính hấp thu nước và phình nở của nó khá thấp nên có thể gây khó tiêu nếu ăn quá nhiều.
Ngoài ra, nếu bà bầu vốn đã có tiêu hóa kém thì nên hạn chế ăn xôi. Riêng người bị tiểu đường thì khi ăn xôi không nên cho thêm đường hoặc cho một lượng rất ít để tạo khẩu vị thôi.
Bà bầu ăn xôi có tốt không? Xôi mặc dù có tác dụng kiện tỳ vị, bổ ích khí nhưng cái gì ăn nhiều cũng không tốt, nhất là đối với phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi trong cơ thể. Ngoài chuyện phải kiểm soát lượng ăn thì những nguyên liệu kết hợp khác cũng nên chú ý.
Chẳng hạn như không nên ăn xôi với thịt gà vì tăng vấn đề khó tiêu hóa hoặc xôi chế biến với táo, lòng trắng trứng cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Ngược lại, xôi và đậu đỏ lại có tác dụng cải thiện chứng tiêu chảy, tỳ hư và phù thũng cho mẹ bầu khá tốt. Xôi và hạt sen giúp hệ xương phát triển, có lợi cho cả mẹ và bé.
>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu ăn vải được không, thắc mắc ngày hè của nhiều thai phụ!
Bà bầu ăn xôi có tốt không còn phụ thuộc vào xôi nóng hay nguội. Xôi nấu từ gạo nếp dưới trạng thái gia nhiệt thì các chuỗi tinh bột trong đó sẽ “nhão hóa” nên có lợi cho quá trình tiêu hóa của men tiêu hóa bên trong dạ dày. Trong khi đó, xôi khi để nguội lạnh sẽ có xu hướng cứng hơn lúc nóng, bà bầu ăn vào vừa không ngon miệng vừa tăng gánh nặng cho dạ dày, đường ruột, ngoài ra còn có thể gây ra tiêu chảy và bất lợi cho sức khỏe của thai nhi.
Mẹ bầu ăn xôi được không? Nếu bạn thấy gạo nếp có nhiều hạt bị vụn nhiều, màu sắc tối và nhiều tạp chất, không có hương thơm đặc trưng của nếp thì không nên chọn mua vì đây là loại gạo nếp đã bảo quản quá lâu và không đúng cách. Xôi nếu được chế biến từ nguyên liệu như vậy dễ gây biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng, không có lợi cho phụ nữ mang thai.
Nếu bạn tự nấu xôi tại nhà thì tốt nhất không nên cho thành phần dầu ăn hoặc chỉ nên cho một lượng rất ít. Điều này có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu được tình trạng khó tiêu hóa sau khi ăn; đồng thời cũng không ảnh hưởng đến khẩu phần ăn đa dạng khác. Vì vậy, dù là loại xôi gì, bạn cũng chỉ nên chế biến thanh đạm.
Hy vọng bài viết đã giúp cho các mẹ bầu hiểu được vấn đề bà bầu ăn xôi được không. Nếu còn thắc mắc gì về bà bầu ăn xôi được không hãy để lại bình luận, MarryBaby sẽ trả lời ngay nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. BẢNG THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM
https://www.fao.org/fileadmin/templates/food_composition/documents/pdf/VTN_FCT_2007.pdf
Truy cập ngày 14/06/2022
2. STICKY RICE
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/703030/nutrients
Truy cập ngày 14/06/2022
3. Eating Rice During Pregnancy: Safety, Health Benefits, And Side Effects
Truy cập ngày 14/06/2022
4. Must-Know Benefits & Risks of Eating Rice During Pregnancy
Truy cập ngày 14/06/2022
5. Have a healthy diet in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/have-a-healthy-diet/
Truy cập ngày 14/06/2022