Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi mang thai, mẹ bầu trải qua rất nhiều thay đổi, trong đó có cả những rắc rối liên quan đến thị giác như nhạt miệng, đắng miệng… Bà bầu bị chua miệng là một trong những trường hợp rối loạn vị giác phổ biến nhất. Đâu là nguyên nhân khiến mẹ bị chua miệng khi mang thai và làm thế nào để mẹ tìm lại cảm giác ngon miệng và niềm vui khi ăn uống?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cảm giác chua miệng khi mang thai, bao gồm thực phẩm, axít trong dạ dày hoặc nhiễm trùng.
Thực phẩm gây chua miệng
Những thực phẩm chứa axít rất dễ gây chua miệng khi mang thai. Dấm, chanh, cam quýt, các loại dưa chua, một số loại thịt tẩm gia vị có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chua miệng. Một số thực phẩm được chế biến sẵn với các gia vị giúp tăng thêm vị chua cũng gây ra tình trạng này. Khi vị chua xâm nhập vào khoang miệng, chúng thường được mau chóng đẩy lui nhờ vào nước bọt và hoạt động của hệ thần kinh và các gai vị giác. Tuy nhiên, ở một số người bị khô miệng, cảm giác này có thể kéo dài hơn. Các thay đổi ở các mẹ mới mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng góp phần kéo dài cảm giác chua miệng.
Axít trong dạ dày
Khi mang thai, sự thay đổi mức hormone trong cơ thể các cơ ruột sẽ được thả lỏng, axit từ dạ dày dễ trào ngược ra ngoài gây ra tình trạng bà bầu bị ợ nóng và đồng thời khiến mẹ dễ bị chua miệng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng chua miệng khi mang thai. Trào ngược dạ dày thực quản cũng khiến tình trạng nôn nghén ở các mẹ bầu tồi tệ hơn.
Chua miệng do nhiễm trùng
Một số trường hợp nhiễm trùng ở khoang mũi, miệng, thực quản hay đường thở có thể gây cảm giác chua miệng khi mang thai. Trong các tế bào miễn dịch có chứa một loại enzyme tên là lysosyme, giúp tiêu diệt những vi sinh vật xâm nhập, kết hợp với các ezyme được giải phóng từ các vi sinh vật và độc tố được giải phóng từ các bào tử tí hon bị phân rã trong khoang miệng có thể tạo ra vị chua khó chịu.
Dưới đây là một số mẹo hữu ích dành cho các mẹ bị chua miêng khi mang thai.
Nhâm nhi các món ngọt
Vị ngọt từ kẹo hay các loại ô mai, mứt… sẽ giúp mẹ giảm bớt vị chua trong miệng. Tuy nhiên, với nhiều mẹ thì đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì khi không ngậm một món ăn vặt trong miệng, vị chua lại xuất hiện trở lại. Đồng thời, khi chọn lựa các thức ăn vặt cho mẹ bầu có vị ngọt, mẹ cũng nên lưu ý tránh các thực phẩm chứa quá nhiều đường và các hương liệu nhân tạo.
Sử dụng bánh quy nhạt
Các loại bánh quy giòn được xem là “cứu tinh” giúp các mẹ giảm nghén khi mang thai. Đồng thời, bánh quy nhạt (loại ít muối, đường) cũng giúp khắc phục cảm giác chua miệng ở các mẹ bầu.
Chia nhỏ bữa ăn
Vị chua trong miệng thường có liên quan mật thiết với tình trạng trào ngược axít từ dạ dày. Để hạn chế trào ngược, ợ nóng, các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn. Tránh ăn nhiều thức ăn trong một bữa và mỗi ngày nên ăn từ 5-6 bữa ăn để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giảm trào ngược dạ dày, thực quản, mẹ nhé.
Không nên đi nằm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn, mẹ nên ngồi nghỉ ngơi, thư giãn nhưng không nên nằm xuống vì tư thế này sẽ kích thích hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, gây tăng vị chua trong miệng.
Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ
Khi mang thai bị chua miệng, mẹ bầu nên chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng và vệ sinh lưỡi. Tình trạng chua miệng thường xuất hiện sau khi ăn, do đó các mẹ nên đánh răng và súc miệng kỹ để loại bỏ các vụn thức ăn thừa kích thích vi khuẩn gây vị chua trong miệng, đồng thời đem lại cảm giác sạch, mát.
Tình trạng chua miệng khi mang thai không nguy hiểm nhưng dễ làm mẹ bầu ăn uống kém, gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng trong thai kỳ. Đa phần các mẹ sẽ thoát khỏi cảm giác chua miệng một cách tự nhiên khi cơ thể đã thích ứng với việc mang thai sau tam cá nguyệt đầu tiên. Trong trường hợp bà bầu bị chua miệng kéo dài, sự tư vấn và chẩn đoán của bác sĩ sẽ rất cần thiết để mẹ mau chóng loại bỏ cảm giác khó chịu.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.