Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 18/04/2022

Bà bầu bị COVID có xông được không? Cần làm gì khi nhiễm COVID-19?

Bà bầu bị COVID có xông được không? Cần làm gì khi nhiễm COVID-19?
Nhiễm Covid-19 có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với bà bầu đang trong thai kỳ. Hiện nay, nhiều thông tin chia sẻ trên các trang mạng xã hội cho biết xông có thể giúp trị Covid-19 hiệu quả. Vậy bà bầu bị Covid-19 có xông được không?

Nhiễm Covid-19 có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với bà bầu đang trong thai kỳ. Hiện nay, nhiều thông tin chia sẻ trên các trang mạng xã hội cho biết xông có thể giúp trị Covid-19 hiệu quả. Vậy bà bầu bị covid có xông được không?

Khi mang thai, việc điều trị bất kỳ loại bệnh nào, đặc biệt là Covid-19 đều cần phác đồ điều trị riêng, phù hợp với thể trạng của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi. Do đó, trước khi làm theo bất kỳ cách chữa Covid-19 nào đang được lan truyền trên Internet, cần tham khảo ý kiến chuyên gia, các bác sĩ sản khoa để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm Coronavirus (Covid-19 ) cao hơn không?

Trước khi tìm hiểu xem bà bầu bị Covid-19 có xông được không, hãy cùng MarryBaby giải mã xem liệu phụ nữ trong thai kỳ có nhiễm Covid-19 hay không.

Hiện nay, chưa có thống kê cụ thể cho thấy liệu phụ nữ mang thai có dễ bị nhiễm Coronavirus hơn những người khác hay không. Tuy nhiên, do những thay đổi mà phụ nữ phải trải qua khi mang thai, nguy cơ nhiễm trùng của các bà bầu thường sẽ cao hơn. Vì vậy, phụ nữ mang thai nằm trong nhóm đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19.

bà bầu bị covid có xông được không
Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn

Hơn nữa, bà bầu bị Covid-19 cũng có nguy cơ trở nặng, khả năng sinh non cao, hay gặp các hội chứng hậu Covid-19 cao hơn so với phụ nữ không mang thai. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, khảo sát trên khoảng 400.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc Covid-19 có triệu chứng cho thấy, phụ nữ mang thai có tỷ lệ nhập viện chăm sóc đặc biệt, phải thở máy và thậm chí là tử vong cao hơn đáng kể.

Nguy cơ mắc bệnh nặng tăng cao nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 35 đến 44 tuổi. Nhóm thai phụ trong độ tuổi này có nguy cơ thở máy cao gấp 4 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với phụ nữ không mang thai ở cùng độ tuổi.

Do đó, cần bảo vệ sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như có phương pháp điều trị phù hợp nếu chẳng may có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Các triệu chứng nhiễm Covid-19 của phụ nữ mang thai

Các triệu chứng khi bị nhiễm Covid-19 của bà bầu có thể giống như các triệu chứng khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Vì vậy, không nên chỉ dựa vào triệu chứng mà cần thực hiện xét nghiệm để biết chính xác xem có bị nhiễm Covid-19 hay không.

Một số triệu chứng thường gặp ở bà bầu khi bị nhiễm Covid-19 bao gồm:

  • Ho
  • Sốt
  • Khó thở
  • Các triệu chứng của cảm lạnh như đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Ớn lạnh
  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Mất vị giác hoặc khứu giác
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi

Bà bầu bị Covid có xông được không?

Bà bầu bị Covid có xông được không? Bà bầu bị Covid có nên xông không? Bà bầu bị Covid cần làm gì?… là những câu hỏi luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo thai phụ trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiếp tục hoành hành, số ca mắc mới ngày một tăng cao như hiện nay.

bà bầu bị covid có xông được không
Bà bầu bị Covid có xông được không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Theo đó, có 2 cách xông phổ biến. Một là sử dụng các loại tinh dầu, hai là sử dụng các loại lá hay thảo dược như chanh, sả, gừng, tỏi, lá bạc hà, lá tre, lá bưởi, lá hương nhu…

Cả hai cách xông này đều có thể làm giảm các triệu chứng thường gặp khi mắc Covid-19 như đau họng, ngạt mũi, có đờm,…

Vậy bà bầu bị Covid có xông được không? Một nghiên cứu khoa học của Đức đăng trên tạp chí PLOS one cho thấy, các virus SARS-CoV-2 sẽ bị ức chế khả năng nhân lên trên các tế bào biểu mô đường hô hấp nếu tăng nhiệt độ lên 40 độ C.

Do đó, có thể tận dụng máy xông hơi hoặc lá xông để xông phòng, xông mũi họng nhằm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu khi mắc Covid-19 cũng như làm giảm khả năng nhân lên của virus trong cơ thể.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề áp dụng giải pháp xông hơi trong mùa dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là hiệu quả hay tác hại của việc xông hơi đối với bà bầu.

Do đó, với câu hỏi bà bầu bị Covid có xông được không, nên cân nhắc không xông bởi chưa có bằng chứng cho thấy việc xông hơi không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bên cạnh đó, trong quá trình xông, nếu không cẩn thận còn có thể gây bỏng cho mẹ. Hoặc một số trường hợp hơi nóng có thể làm mẹ chóng mặt, ngạt thở, huyết áp giảm, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Không chỉ vậy, thảo dược còn có thể gây dị ứng nếu cơ địa của mẹ bầu quá mẫn cảm.

Nếu muốn, mẹ có thể thử xông các loại thảo dược quen thuộc như sả chanh, tinh dầu thiên nhiên với mức nhiệt độ vừa đủ (từ 35-37 độ C), trong thời gian ngắn. Nếu không thấy khó chịu hoặc ảnh hưởng sức khỏe có thể tiếp tục xông 1-2 lần/tuần để cảm thấy thoải mái hơn và chống lại các triệu chứng khi mắc Covid-19.

Bà bầu cần làm gì khi mắc Covid-19?

Nếu không thể xông hơi, bà bầu có thể làm gì nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2?

Nếu bà bầu bị nhiễm Covid-19, điều đầu tiên cần làm chính là thông báo ngay với Cơ quan y tế địa phương. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, tuổi thai, sự phát triển của thai nhi, cơn co tử cung,… mà sẽ có chỉ định nhập viện hay có thể theo dõi sức khỏe tại nhà.

Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, bà bầu cũng nên ăn uống đầy đủ, chủ động nghỉ ngơi, thường xuyên rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, cách ly riêng,… Đặc biệt, không nên chủ động sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu có các thắc mắc liên quan đến việc điều trị Covid-19 trong thai kỳ, chẳng hạn như không biết bà bầu bị Covid có xông được không, nên trực tiếp liên hệ với các cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ có chuyên môn để được giải đáp.

Ngoài ra, việc thư giãn nghỉ ngơi cũng rất quan trọng trong giai đoạn này. Không nên quá căng thẳng, lo lắng mà nên thả lỏng để cơ thể được thoải mái nhất.

Bà bầu bị covid nên ăn gì
Trong thai kỳ, bà bầu nên chủ động nghỉ ngơi bồi dưỡng nhiều hơn

Bà bầu có thể làm gì để tránh nguy cơ mắc Covid-19?

Thay vì lo lắng bà bầu bị Covid-19 có xông được không và những biện pháp điều trị sau khi mắc bệnh, bà bầu trong thai kỳ nên cố gắng bảo vệ sức khỏe thật tốt để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa cho bà bầu có thể áp dụng như:

  • Tiêm phòng đầy đủ.
  • Tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị bệnh hoặc có các triệu chứng nhiễm Covid-19.
  • Giữ khoảng cách với mọi người (2 mét) nếu đang ở các địa điểm công cộng. Thậm chí nếu chưa tiêm phòng, nên giữ khoảng cách với cả người nhà để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
  • Luôn đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, khu vực có nhiều người nhiễm Covid-19 hoặc nếu trong nhà có người nhiễm Covid-19.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước đúng cách trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng nước rửa tay có cồn (nồng độ cồn tối thiểu 60%).
  • Hạn chế đến nơi đông người, tụ tập đám đông và không ở trong nơi có không gian kín, khả năng thoáng khí kém.
  • Che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy đã sử dụng và lập tức rửa tay sau khi hắt hơi, ho.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.
  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các bề mặt dễ tiếp xúc, chẳng hạn như tay nắm cửa, công tắc đèn, thiết bị điện tử,…
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tăng thời gian nghỉ ngơi, không làm việc nặng,…

Nhìn chung, chưa có quá nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của việc xông hơi đối với bà bầu bị nhiễm Covid-19 hay thông tin chính xác về việc bà bầu bị Covid có xông được không. Do đó, cần cẩn trọng trước khi áp dụng biện pháp này. Tốt nhất nên liên hệ với cơ sở y tế nếu như có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Pregnant and Recently Pregnant People

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/pregnant-people.html

Ngày truy cập: 09/03/2022

Coronavirus (COVID-19): Pregnancy FAQs

https://kidshealth.org/ETCH/en/parents/coronavirus-pregnancy.html 

Ngày truy cập: 09/03/2022

Special Considerations in Pregnancy

https://www.covid19treatmentguidelines.nih.gov/special-populations/pregnancy/

Ngày truy cập: 09/03/2022

Pregnancy and COVID-19: What are the risks?

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronavirus/in-depth/pregnancy-and-covid-19/art-20482639 

Ngày truy cập: 09/03/2022

Pregnancy and coronavirus (COVID-19)

https://www.nhs.uk/conditions/coronavirus-covid-19/people-at-higher-risk/pregnancy-and-coronavirus/

Ngày truy cập: 09/03/2022

Coronavirus infection and pregnancy

https://www.rcog.org.uk/en/guidelines-research-services/guidelines/coronavirus-pregnancy/covid-19-virus-infection-and-pregnancy/

Ngày truy cập: 09/03/2022

 

 

x