Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mẹ bầu nếu chẳng may nhiễm Covid-19 thì nên làm gì? Bà bầu bị covid nên ăn gì? Covid-19 (virus corona hay nCoV – gọi tắt là covid) đang là mối quan tâm của toàn cầu bởi tốc độ lây lan nhanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm Covid-19, trong đó phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ lây nhiễm do sức đề kháng yếu. Mẹ tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Thời gian ủ bệnh Covid-19 thường từ 2 – 14 ngày, trung bình 5 – 7 ngày. Người nhiễm Covid-19 thường sẽ có các triệu chứng như sau:
Khi nhiễm Covid-19 ở thể nhẹ, người nhiễm thường tự hồi phục sau 7 – 10 ngày. Một số trường hợp nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng gì. Theo thống kê, gần 20% người nhiễm Covid-19 có diễn biến nặng, trong đó 5% cần điều trị hồi sức tích cực do khó thở, tím tái, suy hô hấp cấp.
Một chế độ ăn uống hợp lý có thể tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trao đổi chất, ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng liên quan đến Covid-19. Bà bầu bị covid nên ăn gì để mau chóng khoẻ mẹ khoẻ con?
Protein là thành phần quan trọng giúp duy trì trao đổi chất và năng lượng cho cơ thể. Cơ thể thiếu hụt protein dễ dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch. Các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, gà, cá, đậu nành, sữa, các loại hạt.
Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong trái cây, rau củ giúp cơ thể đào thải độc tố, nhanh chóng phục hồi. Để đảm bảo vệ sinh, mẹ bầu nên nấu chín các loại rau và rửa thật sạch trái cây trước khi ăn nhé.
Vitamin C là chất không thể thiếu để xây dựng nên hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, ổi, kiwi, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, dâu tây, đu đủ.
Kẽm có thể giúp vết thương mau lành, trong khi đó selen là chất chống oxy mạnh, có tác dụng khử độc và ngăn chặn quá trình lão hóa của tế bào.
Kẽm được tìm thấy trong các món ăn từ thịt gia cầm, đậu gà, trứng, đậu lăng, cải bó xôi, ngũ cốc nguyên hạt. Thực phẩm giàu selen như hạt bí ngô, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa.
Mẹ bầu cần đảm bảo lượng nước đủ cho cơ thể mỗi ngày. Mẹ nên tập thói quen uống nước thường xuyên, ngay cả khi không thấy khát.
Trong thời gian nhiễm Covid-19, mẹ bầu nên uống nước đun sôi để nguội, hạn chế uống nước đá lạnh. Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể uống trà xanh, nước ép hoa quả, sinh tố, nước canh hay các món cháo loãng.
Một số loại gia vị quen thuộc trong bếp cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và kháng virus. Có thể kể đến như đinh hương, quế, gừng, sả, tỏi, chanh, tía tô.
Mẹ có thể bổ sung các loại gia vị này trong các món ăn hàng ngày, vừa kích thích vị giác vừa mau chóng khỏi bệnh.
Bên cạnh việc lo lắng bà bầu bị covid nên ăn gì, mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ sinh hoạt trong thời gian nhiễm Covid-19. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái sẽ giúp quá trình hồi phục của mẹ diễn ra nhanh hơn.
Theo các bác sĩ, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng hay báo cáo nào về việc ảnh hưởng của Covid-19 lên thai nhi. Như vậy, nếu mẹ bầu chẳng may nhiễm Covid-19 thì hầu như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Sự lây truyền Covid-19 từ mẹ sang con trong thai kỳ rất hiếm gặp và em bé của bạn vẫn ổn.
Không riêng gì Covid-19, mẹ bầu khi nhiễm virus thường dễ tổn thương hơn những người phụ nữ không mang thai. Có thể kể đến hai nguyên nhân chính sau:
Theo thống kê, khoảng ⅔ phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 là có triệu chứng, còn lại không có dấu hiệu gì. Một số triệu chứng thường gặp như ớn lạnh, sốt, đau họng, đau nhức mình mẩy, nghẹt mũi, sổ mũi. Mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ thường có triệu chứng bệnh nặng hơn những giai đoạn mang thai khác.
Chế độ ăn uống trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng, nhất là khi mẹ bầu chẳng may nhiễm Covid-19. Mẹ bầu bị covid nên ăn gì để cơ thể nhanh phục hồi và không ảnh hưởng đến em bé? Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Xem thêm:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
What Should You Eat If You Come Down with Coronavirus?
https://www.eatingwell.com/article/7775573/what-should-you-eat-if-you-come-down-with-coronavirus/
Ngày truy cập: 08/03/2022
Novel Coronavirus 2019 Situation Summary, Wuhan, China | CDC. (2020). Retrieved 23 January 2020, from https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/summary.html
Ngày truy cập: 08/03/2022
COVID-19 nutrition: 4 tips to keep your immune system in top shape
Ngày truy cập: 08/03/2022
Coronavirus novel (2019-nCoV). (2020). Retrieved 23 January 2020
https://www.health.govt.nz/our-work/diseases-and-conditions/novel-coronavirus-2019-ncov
Ngày truy cập: 08/03/2022
What to eat when you have COVID-19 or long COVID
https://covid.joinzoe.com/post/long-covid-diet-nutrition
Ngày truy cập: 08/03/2022