Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 14/07/2023

Bà bầu bị cúm A nên làm gì để tránh ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị cúm A nên làm gì để tránh ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi mang thai, mẹ bầu có nhiều thay đổi khiến cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh. Một trong những căn bệnh mẹ bầu có thể mắc phải đó chính là bị cúm A khi mang thai.

Nếu bà bầu bị cúm A khi mang thai thì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi không? Để giải đáp được vấn đề này, trước hết MarryBaby và bạn sẽ cùng đi tìm hiểu mắc cúm A là bệnh gì nhé.

Bà bị cúm A là mắc bệnh gì?

Cúm là một căn bệnh mắc phải do virus cúm gây ra. Bệnh cúm được chia thành 3 loại là Cúm A, B và C. Tróng đó, bà bầu bị cúm A là bệnh theo mùa, thường vào mùa đông.

Khi bà bầu bị cúm A sẽ có các triệu chứng sau:

Bà bầu bị cúm A có sao không?

Bà bầu bị cúm A có sao không?
Bà bầu bị cúm A có sao không?

Khi bà bầu bị cúm A có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị gặp phải các biến chứng nếu bị cảm cúm khi mang thai. Nhìn chung, nếu bà bầu bị cúm A nặng có thể gặp các vấn đề sau:

1. Đối với mẹ bầu

Do hệ thống miễn dịch của phụ nữ sẽ yếu hơn trong thai kỳ nên bà bầu rất dễ bị cảm cúm hơn. Nếu bà bầu bị cúm A trong thai kỳ có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng ở phổi và tim.

2. Đối với thai nhi

Nếu bà bầu bị cúm A trong thai kỳ gây ra các biến chứng về sức khỏe cho thai nhi. Trong 3 tháng đầu, nếu bà bầu bị sốt cao có thể dẫn đến sinh non và trong một số trường hợp còn có thể bị sảy thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

Cách điều trị cúm A khi mang thai

Bà bầu bị cúm A cần phải đi đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn dựa trên các triệu chứng. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê toa cho bạn dùng như:

  • Paracetamol: Đây là một loại thuốc cực kỳ an toàn được bác sĩ kê toa để hạ sốt và giảm đau nhức.
  • Kháng sinh: Bác sĩ có thể đưa bạn uống loại thuốc này. Thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng thứ phát có thể phát triển do cúm.

Ngoài ra, nếu chẳng may bà bầu bị cúm A thì không nên dùng thuốc Ibuprofen. Loại thuốc này có thể có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, bạn cần đảm bảo sử dụng đúng các loại thuốc đã được bác sĩ kê toa.

>> Bạn có thể xem thêm: Sốt nhẹ về chiều ở bà bầu: Dấu hiệu của một vài căn bệnh nguy hiểm

bà bầu bị cúm A phải làm sao để nhanh khỏe lại?

Bên cạnh việc uống các loại thuốc khi điều trị, bà bầu bị cúm A có thể thực hiện các mẹo sau để nhanh chóng hồi phục:

Bà bầu bị cúm A phải làm sao? Uống đủ nước để chống lại bệnh
Bà bầu bị cúm A phải làm sao? Uống đủ nước để chống lại bệnh
  • Giữ cho cơ thể đủ nước: Bạn cần uống nhiều nước để giúp cơ thể chống lại bệnh cúm.
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc là một lựa chọn tốt để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị cúm.
  • Uống nước chanh mật gừng húng quế: Bạn có thể dùng nước sắc từ húng quế, gừng, chanh và mật ong để làm dịu cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm 4-5 lần/ngày là một cách tốt để làm dịu cơn đau họng do bị cúm.
  • Xông hơi: Bạn có thể xông hơi để làm thông mũi bị tắc và nghẹt. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt dầu khuynh diệp vào nước để dễ chịu hơn
  • Ăn các thực phẩm giàu Vitamin C: Các thực phẩm như ổi, cam, quýt, rau lá xanh đậm và đậu lăng… sẽ giúp bạn chống lại bệnh cúm hiệu quả.
  • Ăn các bữa ăn nhẹ và thường xuyên: Bạn có thể không muốn ăn nếu bị cúm. Nhưng tốt hơn, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ hơn là ăn quá no cùng một lúc. Bạn có thể bao gồm cháo và súp trong chế độ ăn uống của bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm? Mẹ biết ngay để không ân hận về sau!

Cách ngăn ngừa cúm A khi mang thai

Thực tế, không có bất cứ các cách chắc chắn nào để tránh bị cảm cúm khi mang thai. Nhưng bà bầu có thể tránh bị cúm A theo các cách phòng ngừa sau:

  • Tiêm phòng cúm: Bạn nên tiêm phòng cúm để ngăn ngừa mắc bệnh cúm.
  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm hiệu quả.
  • Cẩn thận khi chuyển mùa: Khi thời tiết chuyển mùa, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh cúm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm nguy cơ bà bầu bị mắc bệnh cúm A.
  • Tránh đến những nơi đông người: Bạn nên hạn chế đến những khu vực, địa điểm quá đông người. Vì những nơi ấy sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh hơn.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh: Bạn nên tránh những người bị nhiễm cúm. Hoặc bạn có thể đeo khẩu trang để ngăn virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Giảm căng thẳng và tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh trong thai kỳ và ngăn ngừa không bị cúm cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.

Như vậy bà bầu bị cúm A nếu nặng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và cả thai nhi. Để phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai, bạn cần phải tiêm phòng cúm và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x