Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phụ nữ mang thai thường rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Việc bà bầu bị đau bụng đi ngoài có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thời gian mang thai và có thể nhanh chóng kết thúc hay kéo dài nhiều ngày. Thoạt đầu, tình hình có vẻ không đáng ngại, nhưng khi đau bụng đi ngoài kéo dài hoặc bị tiêu chảy sẽ không chỉ đe dọa sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động đến thai nhi.
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có sao không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào các biểu hiện và nguyên nhân của tình trạng này. Tình trạng bà bầu bị đau bụng đi ngoài thường được biểu hiện thông qua những cơn đau theo nhiều mức độ, nhẹ thì đau râm ran quanh vùng bụng, rốn, nặng thì đau quặn, căng trướng bụng. Kèm theo đó, mẹ bầu có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy với phân lẫn nhiều nước, trường hợp nặng, trong phân có thể lẫn máu. Khi đau bụng đi ngoài do nhiễm khuẩn, mẹ có thể còn bị nôn và sốt.
Những trải nghiệm không hề dễ chịu đó có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày hoặc lâu hơn. Trong đa số trường hợp, các mẹ chỉ bị đi ngoài 1,2 ngày và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, với những mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài kéo dài, đi phân lỏng có thể sẽ dẫn đến mất nước. Mất nước nghiêm trọng xảy ra thường khiến mẹ cảm thấy cả người mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, khi cơ thể mất nước, việc hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi cũng bị ảnh hưởng, bé có thể bị thiếu chất và chậm phát triển.
Do đó, các mẹ bầu không nên xem nhẹ những biểu hiện đau bụng đi ngoài. Đặc biệt, cần theo dõi số lần đi ngoài và các đặc điểm của chất thải ra để kịp thời xử lý khi có những biểu hiện nặng.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài thường là do thực phẩm kém vệ sinh, do bị nhiễm khuẩn hoặc do thay đổi trong cơ thể khi mang thai.
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài do thực phẩm
Khi bị đau bụng đi ngoài, trước hết mẹ bầu nên thử kiểm tra lại những món mình đã ăn. Mang thai là lúc khẩu vị có nhiều thay đổi nhất. Các mẹ bầu có khuynh hướng thích ăn vặt nhiều hơn, đồng thời có nhu cầu ăn lượng thức ăn lớn hơn, dễ la cà ở các hàng quán hơn… Những món ăn không đảm bảo vệ sinh, không được chế biến và bảo quản đúng cách có thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài.
Tuy nhiên, không phải trường hợp đau bụng, tiêu chảy nào cũng liên quan đến thực phẩm kém vệ sinh. Nhiều bà bầu ăn uống rất cẩn thận vẫn có thể bị đau bụng, sôi bụng hay ngược lại, táo bón do bổ sung những thực phẩm đặc trưng như sữa hay viên sắt.
Đau bụng đi ngoài do nhiễm trùng
Những loại vi khuẩn, virus khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài. Trong số những loại vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa, nguy hiểm và phổ biến nhất là E.Coli, Salmonella và Rotavirus. Biểu hiện khi bị nhiễm các vi khuẩn, virus này thường là đau bụng, tiêu chảy trong một vài ngày, có thể kèm theo sốt và nôn. Tay và miệng là 2 “cánh cửa” quan trọng trong con đường lây truyền của các loại virus, vi khuẩn có hại này.
Do những thay đổi của cơ thể
Khi mang thai, các cơ ruột của mẹ sẽ được thả lỏng do sự thay đổi của các hormone, do đó, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra một cách chậm chạp hơn. Nếu ăn quá nhiều, hoặc chọn các món ăn có nhiều gia vị sẽ rất dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và đau bụng, đi ngoài là hệ quả thường thấy. Ngoài ra, hệ miễn dịch toàn cơ thể của các mẹ bầu cũng không mạnh mẽ như lúc chưa mang thai, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các loại vi sinh vật ngoại lai hơn.
Để tránh bị đau bụng đi ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, các mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa bằng cách “ăn chín, uống sôi”. Những thực phẩm được rửa sạch, nấu chín kỹ và bảo quản cẩn thận sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm các vi sinh vật nguy hiểm. Nếu mẹ không tự nấu ăn mà thường ăn uống bên ngoài, nên chọn những món ăn nóng và là món chín, tránh ăn đồ tái, đồ sống hay trứng lòng đào…
Khi bà bầu bị đau bụng đi ngoài nhưng không nghiêm trọng, số lần đi ngoài chỉ 1-3 lần/ ngày, nên cố gắng xác định loại thực phẩm hay yếu tố nào đã ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình. Nếu từ khi bắt đầu bổ sung những thực phẩm này, mẹ xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài, nên thử dừng lại để theo dõi một thời gian và hỏi ý kiến bác sĩ để chọn lựa cách bổ sung dinh dưỡng thích hợp.
Nếu bị tiêu chảy, mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung nước điện giải (oresol) để bù đắp lượng nước cho cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu mẹ uống thêm men tiêu hóa và các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.
Một số món ăn cho bà bầu có thể giúp khắc phục tình trạng đau bụng, tiêu chảy khi mang thai bao gồm ổi, nước cà rốt, nước gạo rang.
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên đi khám bệnh khi bị đi ngoài trên 5 lần/ ngày, mệt mỏi, sốt, nôn, hoặc đã áp dụng các biện pháp bù nước và điện giải, bổ sung men tiêu hóa… trong 24 giờ nhưng tình trạng không được cải thiện.
Ngoài ra, để tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, mẹ bầu nên ăn ít, chia nhỏ các bữa ăn. Mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa chính. Ngoài ra, mẹ nên rửa tay sạch trước khi ăn để tránh lan truyền các vi sinh vật có hại vào bộ máy tiêu hóa.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.