Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/06/2022

Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị

Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị
Bà bầu bị ngứa toàn thân là một trong những vấn đề rất phổ biến, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Làm sao để "thổi bay" cảm giác ngứa ngáy khó chịu này đây? Mẹ thử tham khảo những bí quyết nhỏ dưới đây nhé!

Trong thai kỳ, có đến 14% bà bầu bị ngứa, thường là bắt đầu vào tháng thứ 2. Tình trạng bị ngứa khi mang thai chỉ xuất hiện bất chợt ở vùng bụng, tay, chân do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, khi mẹ bầu bị ngứa toàn thân với mức độ dữ dội có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, việc hiểu nguyên nhân của chứng ngứa ngáy trong thai kỳ chính là cách hiệu quả nhất để xử lý tình trạng đáng ghét này.

Bị ngứa khi mang thai là gì?

Tình trạng mẹ bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai khá phổ biến và đa số lành tính; nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Ngứa có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn của thai kỳ nhưng thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Ngứa thai kỳ có thể tự biến mất sau khi sinh và không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: 7 nguyên nhân thường gặp

Dưới đây là những lý do mẹ bầu bị ngứa toàn thân trong thai kỳ, chị em cần lưu ý:

1. Thay đổi hormone

Giải thích cho hiện tượng bà bầu bị ngứa, các chuyên gia cho rằng đó là do thay đổi hormone estrogen trong thời kỳ mang thai. Lúc này, cơ thể nổi nhiều nốt ban đỏ như mề đay, khô sần khiến các mẹ bầu phải gãi luôn tay.

2. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Tăng lưu lượng máu gây ngứa trên da

Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bắt đầu cảm thấy bị ngứa ở vùng bụng. Bà bầu bị ngứa ở vùng bụng là hiện tượng khá phổ biến và thường không đáng ngại. Do lưu lượng máu bên trong cơ thể đang tăng lên và máu chảy về bề mặt da nhiều hơn nên gây một chút cảm giác khó chịu cho mẹ.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

3. Mẫn cảm với hương liệu và chất giặt tẩy

Một lần nữa, hormone lại là kẻ giấu mặt gây ra vấn đề khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân. Sự thay đổi hormone làm mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn; dễ bị dị ứng thức ăn; thời tiết; hương liệu; chất giặt tẩy; hoặc dị ứng với một yếu tố nào đó trong môi trường, ví dụ bụi bẩn, lông thú, sợi vải. Đặc biệt, những mẹ đã có vấn đề về da như eczema thì tình trạng này càng trầm trọng hơn khi mang thai.

4. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân do da bị kéo giãn

Từ tam cá nguyệt thứ hai, bụng bầu, ngực, mông, đùi bắt đầu trở nên to hơn. Điều này do sự phát triển của thai nhi và sự tăng cân của mẹ bầu. Đây là nguyên nhân khiến làn da của mẹ bầu bị kéo giãn gây ra nhiều vết rạn ở vùng bụng dưới; đặc biệt là từ cuối tam cá nguyệt thứ hai. Khi da bị kéo giãn, mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Cũng có mẹ bầu còn gặp cả tình trạng khô da và nổi mẩn.

bà bầu bị ngứa

5. Stress

Đây cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu bị ngứa toàn thân. Sức khỏe tinh thần kém cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất đấy mẹ ạ. Stress không chỉ khiến mẹ cảm thấy luôn ù lì, mệt mỏi mà còn khiến tình trạng ngứa ngáy da trở nên trầm trọng hơn.

6. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Có tiền sử bệnh về da

Chàm khô, vảy nến hoặc các bệnh về da khác sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Điều này khiến bà bầu luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, chứng viêm chân lông, sẩn mủ ở nang lông thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ; cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy cho mẹ bầu.

Ngoài ra, chứng bệnh viêm da dị ứng thường xuất hiện trong giai đoạn 20-21 tuần thai cũng sẽ khiến mẹ bầu bị nổi nhiều mảng đỏ như mề đay. Triệu chứng của bệnh là lúc đầu các vết nổi mẩn xuất hiện quanh rốn; sau đó thì lan sang lưng, bàn chân, bàn tay khiến mẹ bầu ngứa ngáy, bứt rứt.

7. Các bệnh khác

Nếu mắc các bệnh sau cũng có thể làm mẹ bầu bị ngứa toàn thân trong thai kỳ:

a. Bệnh mề đay sẩn ngứa trong thai kỳ (PUPP)

Đây là bệnh về da chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và thường xuất hiện ở mẹ mang thai lần đầu hoặc mang thai đôi, đa thai. Triệu chứng của bệnh khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân bao gồm:

  • Các vết mẩn ngứa xuất hiện như ban đỏ; nổi thành từng mảng trên tay, chân, bụng, đùi, cánh tay, bàn tay, bàn chân
  • Các vết ngứa này không bao giờ xuất hiện trên mặt.

b. Ứ mật thai kỳ

Hormone ảnh hưởng đến chức năng túi mật, dẫn đến làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của mật. Túi mật chứa mật được sản xuất trong gan, là điều cần thiết trong sự phân hủy chất béo trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi lưu lượng mật dừng lại, gây ra sự tích tụ các axit mật ở gan có thể tràn vào máu gây ra tình trạng ứ mật thai kỳ. Phụ nữ hoặc gia đình của bạn có tiền sử bệnh gan đều có nguy mắc bệnh này trong thai kỳ. Các triệu chứng khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân của bệnh bao gồm:

  • Ngứa với mức độ tăng dần (từ bình thường đến nặng)
  • Vùng ngứa nhiều nhất là bàn tay và bàn chân
  • Ngứa trên cổ tay, mắt cá, cánh tay, chân, da đầu song cũng có bà bầu bị ngứa khắp người
  • Một số trường hợp bị ngứa ở mọi nơi ngoại trừ bàn tay và bàn chân
  • Tình trạng ngứa có thể còn xuất hiện kèm với các triệu chứng như đau xương sườn bên phải, nước tiểu vàng đậm, buồn nôn, chán ăn hoặc thèm, mệt mỏi, căng thẳng, vàng da.

c. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh cần đề phòng khi mang thai. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng đầu, khả năng sảy thai là rất cao. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng giữa, thai nhi có thể bị mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Ngoài ra, bệnh thủy đậu phát ra trong vòng 5 ngày trước khi sinh có thể là tai họa cho bé. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Nổi mẩn
  • Xuất hiện bọng nước hoặc kết mủ trên da
  • Sốt kéo dài
  • Trong thời gian các mụn nước vỡ ra và liền sẹo, bà bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu

Mẹ bầu bị ngứa khi mang thai thường không nghiêm trọng; nhất là khi mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân thì sẽ bớt lo lắng về hiện tượng này hơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị mề đay, sẩn ngứa hoặc nghi ngờ bị ứ mật thai kỳ, mẹ nên đi khám để được xét nghiệm chắc chắn.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

Các cách để bà bầu giảm ngứa

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nhất là bị mẩn ngứa ở bụng có thể áp dụng những cách dưới đây để xoa dịu làn da.

1. Dùng xà phòng dịu nhẹ

Khi mang thai, làn da của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Vì thế mẹ nên chọn những loại sữa tắm có độ pH cân bằng ở mức 4,5-5,5 để không làm khô da. Da khô chính là thủ phạm khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân đấy mẹ nhé.bà bầu bị ngứa

2. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Đừng quên dưỡng ẩm

Sự lớn lên của thai nhi cùng với sự tăng cân của mẹ bầu sẽ gây ra các vết rạn da khiến da bị khô và ngứa. Mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng ngứa da bằng cách dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày.

Tuy nhiên, mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thực vật như dầu dừa, dầu oliu và an toàn cho phụ nữ mang thai để cải thiện tình trạng khô da ở bụng. Thời gian dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm mẹ nhé!

3. Mặc quần áo rộng có chất liệu tự nhiên và giữ áo quần luôn khô ráo

Trang phục không phù hợp cũng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm khi mang thai gây ra tình trạng ngứa ngáy cho mẹ bầu. Vì thế, bạn nên chọn quần áo bằng chất liệu cotton thoáng mát, rộng rãi và khô thoáng. Và mẹ tránh mặc quần áo chật; chất liệu bí bách; cứng cáp và ở tình trạng ẩm mốc để bảo vệ làn da khỏi tình trạng ngứa ngáy nhé.

4. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên uống nhiều nước

Ngay cả khi không bị ngứa ngáy thì bà bầu vẫn cần uống nhiều nước mỗi ngày để giúp quá trình trao đổi chất và thải độc cơ thể diễn ra tốt hơn. Uống nhiều nước hoặc nước trái cây giúp cân bằng độ ẩm cho làn da; ngăn ngừa tình trạng khô da dẫn đến ngứa ngáy.

5. “Kết bạn” với nha đam và yến mạch

Nha đam và yến mạch xuất hiện trong nhiều loại mặt nạ dưỡng da. Đối với các bà bầu bị ngứa thì đây chính là lựa chọn an toàn và hiệu quả để giảm ngứa trong thai kỳ. Mẹ có thể áp dụng theo 2 cách sau để cải thiện tình trạng bị ngứa khi mang thai nhé!

Cách 1 cho mẹ bầu bị ngứa toàn thân:

  • Lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt bỏ gai và vỏ
  • Lấy phần thịt nha đam để đắp lên vùng bụng bị ngứa. Nha đam sẽ xoa dịu và mang đến cảm giác mát lạnh cho làn da

Cách 2 cho mẹ bầu bị ngứa toàn thân:

  • Cho bột yến mạch vào bồn nước tắm.
  • Ngâm phần bụng một lúc để giảm ngứa.
  • Nếu không có bột yến mạch, mẹ có thể thay thế bằng các loại xà phòng, sữa tắm có thành phần từ yến mạch.

6. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên dùng lá khế tươi

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư – tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, dân gian thường dùng lá khế để trị sơn ăn; mẩn ngứa; lở loét; sưng đau do dị ứng. Mẹ bầu có thể sử dụng lá khế để nấu nước lau người trị ngứa theo cách sau:

Chuẩn bị:

  • 200g lá khế tươi
  • 2 thìa cà phê muối trắng
  • 1/2 quả chanh
  • 2 lít nước.

Cách làm:

  • Lá khế rửa sạch, cho vào nồi vò nát, sau đó cho nước, muối trắng vào đun sôi.
  • Nước sôi, mẹ tắt bếp, mở vung, để nước hơi ấm thì vắt chanh vào.
  • Dùng khăn mềm thấm nước khế lau người và chườm kỹ những vùng da bị ngứa.
  • Sau đó tắm lại với nước sạch.

Ngoài ra, bạn có thể dùng lá khế tươi rang héo ở nhiệt độ vừa phải rồi xát lên vùng da bị ngứa. Cứ đắp lên chỗ ngứa vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì ngưng.

bà bầu bị ngứa

7. Vitamin E

Vitamin E là chất chống oxy hóa cao nên mẹ có thể tách viên vitamin E ra rồi lấy dịch thoa trực tiếp lên vùng da bị ngứa.

8. Bà bầu bị ngứa vùng kín nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Bà bầu bị ngứa vùng kín thì nên vệ sinh “cô bé” thường xuyên, giữ sạch sẽ và khô thoáng là điều cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để diệt khuẩn và giữ cho vùng kín sạch sẽ.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể xông vùng kín bằng lá trầu không để sát khuẩn, chữa hoặc ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng kín bằng cách:

  • Lấy 1 nắm lá trầu rửa sạch, vò nát, cho vào nồi nước đun sôi rồi đổ ra chậu
  • Dùng chậu nước này để xông vùng kín trong khoảng 5-10 phút

9. Chườm lạnh

Phương pháp chườm lạnh có thể giúp bà bầu thoát khỏi tình trạng ngứa khi mang thai. Mẹ có thể thực hiện theo cách đơn giản sau:

  • Dùng một chiếc khăn mềm nhúng nước, vắt ráo rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh
  • Khoảng 30 phút sau bạn lấy ra đắp vào vùng da bị ngứa

10. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên ăn nhiều rau xanh và trái cây

Tăng cường rau xanh và trái cây không chỉ ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ mà còn giúp hạn chế được tình trạng mẹ bầu bị ngứa toàn thân ngứa ngáy khó chịu. Các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin; khoáng chất; chất chống oxy hóa nên có thể bảo vệ làn da của mẹ bầu tốt hơn.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Những điều nên tránh khi mẹ bầu bị ngứa toàn thân

1. Tắm nước nóng

Nước nóng và nhiệt độ là những yếu tố kích thích cơn ngứa nổ. Để ngăn ngừa sự khó chịu trên, mẹ bầu nên tránh tắm nước quá nóng hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn.

2. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên tránh gãi ngứa

Thật khó để kiềm chế cảm giác muốn gãi để thoát khỏi sự ngứa ngáy thường trực. Thế nhưng, mẹ vẫn nên ghi nhớ tránh việc gãi ngứa. Gãi càng nhiều, làn da của mẹ càng bị kích thích và dễ tổn thương hơn.

3. Tự mua thuốc bôi hoặc uống

Để biết chắc chắn những cơn ngứa của mình không liên quan đến một bệnh nào đó như ứ mật thai kỳ hay dị ứng; mẹ nên thăm khám cẩn thận trước khi dùng thuốc. Dùng thuốc không thích hợp chẳng những không giúp giảm ngứa mà còn có thể đưa các chất có hại vào cơ thể.

4. Tránh ăn các thực phẩm làm tình trạng ngứa thêm nghiêm trọng

Nếu mẹ bầu bị ngứa toàn thân có thể do các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm thì nên hạn chế ăn các thực phẩm sau:

  • Trứng
  • Thịt đỏ và sữa
  • Thực phẩm giàu gluten
  • Thực phẩm chế biến sẵn

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Khi nào cần đến bác sĩ ngay?

Khi nào mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên đi khám bác sĩ?

Những mẹ bầu có biểu hiện ngứa kèm theo các dấu hiệu dưới đây nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các vấn đề bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Bị ngứa ở các phần khác nhau trên cơ thể như bụng, đùi, tay… mà không liên quan đến vấn đề ngứa da hay khô da.
  • Những cơn ngứa dữ dội xuất hiện khắp nơi.
  • Trên da xuất hiện những mảng đỏ và ngứa.
  • Ngứa kèm theo da mặt vàng, thiếu sức sống, buồn nôn, khó chịu ở đường ruột và phía trên bụng bên phải, ngứa nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân.
  • Bị ngứa kèm cảm giác nóng rát âm đạo: Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa ở bà bầu có thể xem là vô hại nếu chỉ do thay đổi hormone. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa gây ra tình trạng bứt rứt, khó chịu, làm mẹ gãi chảy máu, trầy xước da, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, mẹ nên đi khám ngay. Nếu có nguyên nhân từ bệnh lý, mẹ cần theo dõi cẩn thận kẻo có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.

Những mẹ bầu bị ngứa toàn thân sẽ trải qua một thai kỳ thêm phần vất vả. Tuy chưa thể xác định nguyên nhân chính xác khiến mẹ phải trải qua cảm giác đáng ghét này. Mẹ vẫn có thể áp dụng nhiều biện pháp đơn giản và an toàn để xoa dịu làn da, đuổi cơn ngứa “bay xa”.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy: Stretch Marks, Itching, and Skin Changes

https://www.mottchildren.org/health-library/aa88316

Truy cập ngày 19/06/2022

2. Itching and intrahepatic cholestasis of pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/complications/itching-and-intrahepatic-cholestasis/

Truy cập ngày 19/06/2022

3. Itching during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/itching-during-pregnancy

Truy cập ngày 19/06/2022

4. Itching in pregnancy: five things you need to know

https://www.nct.org.uk/pregnancy/worries-and-discomforts/common-discomforts/itching-pregnancy-five-things-you-need-know

Truy cập ngày 19/06/2022

5. Cholestasis of pregnancy

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cholestasis-of-pregnancy/symptoms-causes/syc-20363257

Truy cập ngày 19/06/2022

6. How to Treat Itchy Skin Naturally During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/treat-itchy-skin-naturally-pregnancy/

Truy cập ngày 19/06/2022

x