Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu bị quai bị ngày nay không phổ biến song chị em không nên chủ quan. Nếu mắc phải căn bệnh này lúc mang thai mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ.
Ở miền Nam, bệnh quai bị thường xuất hiện cao điểm từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau và ai cũng có thể mắc bệnh. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình nhé.
Bệnh quai bị do virus paramyxovirus gây ra. Virus này lây qua đường hô hấp, vì vậy khi bạn ăn chung, uống chung, dùng chung đồ hoặc tiếp xúc gần bị dính dịch nước bọt từ người bệnh sẽ rất dễ bị lây bệnh.
Ngay khi có dấu hiệu sốt kèm theo các triệu chứng như sưng viêm quai hàm, mẹ bầu nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ.
Khi mắc bệnh quai bị, mẹ bầu có thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
Hệ miễn dịch của bà bầu thường kém hơn so với bình thường nên khi mắc bệnh quai bị, những triệu chứng có tốc độ phát triển nhanh hơn. Mẹ bầu sẽ bị sốt cao, đau họng, hàm khó nhai nuốt dẫn đến sức ăn giảm, từ đó ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Nghiêm trọng hơn, bà bầu bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ còn làm tăng nguy cơ gây sảy thai, trong khi nếu mắc bệnh vào 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ có nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.
Bà bầu là đối tượng tuyệt đối nghiêm cấm tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Chính vì vậy, lựa chọn một số phương pháp chữa trị bằng mẹo dân gian có thể yên tâm hơn phần nào:
a. Chữa quai bị cho bà bầu bằng hạt gấc
b. Chữa quai bị bằng nhân hạt gấc
c. Hạt cam thảo chữa quai bị
d. Bột mì và bột tiêu chữa quai bị
e. Chữa quai bị bằng lá na, lá gấc, lá cà độc
Khi bị bệnh quai bị, bà bầu nên ăn và uống như sau:
Hướng dẫn nấu một số món ăn bồi bổ khi bà bầu bị bệnh quai bị
Ngoài ra, mẹ nên lưu ý thường xuyên đi khám, siêu âm thai ngay cả khi khỏi bệnh để biết trong thời gian bị bệnh có gây biến chứng gì đến thai nhi hay không.
Bà bầu bị quai bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai kỳ, vì thế bạn nên chủ động phòng tránh bệnh bằng cách tiêm vắc xin trước khi mang thai, tránh tiếp xúc với người bệnh. Khi không may mắc bệnh, bạn nên cách ly để không làm lây lan sang người khác, đến bệnh viện thăm khám, điều trị sớm để tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc cho thai nhi nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.