Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/12/2020

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối, đọc ngay để tránh

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối, đọc ngay để tránh
Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối là do đâu? Hiện tượng này nguy hiểm như thế nào? Làm thế nào để khắc phục tình trạng bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối?
Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể gặp nhiều rủi ro về sức khỏe. Đặc biệt, ở tháng cuối của thai kỳ có thể bị tiêu chảy. Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối thường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nhé.

Thông thường, tình trạng tiêu chảy có thể sẽ xuất hiện cùng các triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, phân có mùi chua, kèm theo buồn nôn hoặc nôn, cơ thể mất nước, đau bụng kèm sốt rét, đau đầu, đau cơ hoặc bị co rút thường xuyên.

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Có thể điểm qua vài nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối sau:

– Do nguồn thức ăn: Bà bầu có thể bị tiêu chảy vào tháng cuối của thai kỳ do những nguyên nhân liên quan đến thức ăn, ví dụ như ăn đồ ăn vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh; hoặc ăn thức ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

– Do sự thay đổi hormone: Giai đoạn tháng cuối của thai kỳ, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh nở, hormone prostaglandin được sản sinh nhiều hơn. Hormone này có khả năng làm cho nhu động ruột tăng, thúc đẩy ruột mở ra để loại bỏ hết các chất thải có trong đó, làm cho ruột trở nên rỗng nhằm tạo điều kiện cho em bé xoay đầu và chui ra ngoài dễ dàng hơn.

Chính vì lý do đó mà bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối thường diễn ra.

– Dùng vitamin không đúng cách

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải sử dụng các loại vitamin để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé. Nhưng việc dùng sai cách hoặc lạm dụng vitamin có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như gan, thận, dạ dày…

– Do dị ứng sữa bầu

Dị ứng sữa bầu có thể xuất hiện ở thời điểm gần sinh, mặc dù trước đó mẹ không bị. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối.

Bên cạnh đó, có một số lý do gây tiêu chảy ở bà bầu vào tháng cuối thai kỳ như:

  • Mẹ bầu mắc các bệnh đường ruột như: viêm loét dạ dày, đau dạ dày…
  • Bị chứng không dung nạp đường lactose hoặc ngộ độc thức ăn
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Hội chứng Crohn
  • Mẹ bầu phải dùng thuốc điều trị huyết áp, các loại kháng sinh hoặc thuốc giảm axit chứa magie.

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?

Mẹ bầu cần nhớ rằng, nếu bạn gặp vấn đề táo bón lâu ngày, sau đó đột nhiên bị tiêu chảy, phân lỏng, đi ngoài nhiều thì đây có thể là một hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm. Hiện tượng này thường không kèm theo các dấu hiệu bất thường của cơ thể, như mẹ bị đau bụng dữ dội hoặc cơn sốt rét… Đây là lúc bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối không nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 – 3 ngày, kèm hiện tượng đau bụng dữ dội thì rất nguy hiểm mẹ nhé. Bởi đi ngoài nhiều, không cầm được, sẽ khiến cơ thể mẹ bị mất nước, gây suy kiệt cơ thể.

Một số dấu hiệu chứng tỏ mẹ bầu bị mất nước:

  • Môi, miệng khô
  • Liên tục khát nước
  • Nước tiểu sậm màu
  • Són tiểu
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Lên cơn sốt rét

Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu như trên, mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định điều trị hoặc được kê đơn thuốc. Mẹ cũng đừng lo lắng quá, vì tình trạng này điều trị không phức tạp. Tuy nhiên, cũng không chủ quan mẹ nhé.

Bên cạnh đó, tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy kèm theo triệu chứng là các cơn co thắt liên tục, kéo dài, thì lúc này mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối không nguy hiểm bạn nhé. Đây là dấu hiệu bà bầu sắp lâm bồn, cho nên lúc này mẹ cần ăn uống đầy đủ, chuẩn bị tâm thế thật tốt để đi sinh.

Như vậy, với câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không, chúng ta có thể khẳng định rằng có trường hợp nguy hiểm nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu bình thường của cơ thể, không đáng phải lo ngại. Cần quan sát, theo dõi và căn cứ vào mức độ cũng như các triệu chứng của cơ thể để đánh giá mức độ nguy hiểm của tiêu chảy trong tháng cuối thai kỳ.

Cách phòng tránh tiêu chảy cho bà bầu tháng cuối thai kỳ

Cách phòng tránh tiêu chảy cho bà bầu tháng cuối thai kỳ

  • Hạn chế thực phẩm gây tiêu chảy: Mẹ bầu cần hạn chế ăn nhiều đạm, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay, nóng.
  • Cần có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ. Thực hiện “ăn chín, uống sôi”. Không ăn các loại rau sống hoặc các loại thức ăn tái chín như bò tái, trứng lòng đào, tiết canh, gỏi cá…
  • Hạn chế ăn ở ngoài hàng, ở vỉa hè. Tốt nhất nên nấu đồ ăn ở nhà.
  • Nếu bụng mẹ bầu yếu, thường xuyên bị sôi bụng, lạnh bụng, đi ngoài, hãy hạn chế ăn nhiều hải sản.
  • Lựa chọn loại sữa bầu phù hợp với cơ địa của mình, nên ưu tiên các loại sữa bầu có nhiều chất xơ. Nếu mẹ mắc chứng không dung nạp đường lactose, thậm chí dị ứng sữa, mẹ có thể tìm nguồn sữa khác hoặc không uống sữa bầu. Thay vào đó hãy bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Cần uống nhiều nước, ưu tiên các loại nước ép hoa quả tươi, nước uống đun sôi. Mẹ bầu cần tránh các loại nước ngọt có gas và thức uống đóng chai có nhiều đường, phẩm màu và chất bảo quản. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, nước tăng lực…
  • Tháng cuối em bé to thường chèn ép các cơ quan nội tạng, vì vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá no. Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày. Trước khi ăn, cần rửa tay thật kỹ để tránh đưa mầm bệnh vào cơ thể.
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi nhiều hơn trong tháng cuối thai kỳ.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc, quá hạn sử dụng, có mùi chua, bị biến đổi màu sắc…

Chỉ cần áp dụng những nguyên tắc trên, hiện tượng bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối sẽ được cải thiện rõ rệt. Mẹ hãy đọc bài viết của MarryBaby và áp dụng, để tháng cuối của thai kỳ được khỏe mạnh hơn và sẵn sàng đón bé yêu mẹ nhé.

Nguyên Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x