Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/12/2023

Bà bầu có ăn thịt ếch được không?

Bà bầu có ăn thịt ếch được không?
Ếch là loài động vật thuộc họ ếch nhái, có tên là điền oa, điền kê, trường cổ hay thanh kê. Thịt ếch có màu trắng, nhiều nạc và có vị ngon như thịt gà. Trong thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và được Đông y sử dụng để làm thuốc trị một số bệnh.

Trong thai kỳ, bà bầu thường rất cẩn thận trong việc chọn thực phẩm để chế biến món ăn hàng ngày. Do đó có nhiều người thường thắc mắc, bà bầu ăn thịt ếch được không? Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên ăn thịt ếch trong thai kỳ không thì hãy tìm hiểu cùng với MarryBaby trong bài viết này nhé.

Bà bầu ăn ếch được không?

Khi mang thai, việc chọn lựa thực phẩm để ăn luôn được các bà bầu chú trọng. Do đó những băn khoăn về vấn đề bà bầu ăn ếch được không hay bầu ăn ếch có sao không là điều bình thường.

Hiện tại, MarryBaby chưa tìm được bất kỳ tài liệu khoa học nào cho rằng bà bầu không được ăn thịt ếch trong thai kỳ. Do đó, bà bầu có thể yên tâm ăn thịt ếch trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không được ăn quá nhiều trong thời gian dài vì có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng cường tráng, an thai, lợi tiểu, chữa suy dinh dưỡng, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở,… Mặc dù thịt ếch được cho là bổ dưỡng nhưng khi ăn bạn cũng cần sơ chế và nấu chín để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Vì ếch là loài động vật sống chủ yếu ở môi trường ẩm ướt như ao hồ, đồng ruộng có thể bị nhiễm ký sinh trùng và ấu trùng giun sán.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?

bà bầu có nên ăn thịt ếch

Dinh dưỡng có trong thịt ếch mang đến cho sức khỏe

Sau khi tìm hiểu vấn đề bà bầu ăn thịt ếch được không; chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về nguồn dinh dưỡng có trong thực phẩm này để hiểu hơn lý do vì sao thịt ếch được cho là bổ dưỡng. Trong 100g thịt ếch có các chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 305 kcal
  • Protein: 16.4g
  • Chất béo: 0.3g
  • Canxi: 18mg
  • Sắt: 1.5mg
  • Magie: 20mg
  • Phốt pho: 147mg
  • Kali: 285mg
  • Natri: 58mg
  • Kẽm: 1mg
  • Đồng: 0.25mg
  • Selen: 14.1mg
  • Vitamin B1: 0.14mg
  • Vitamin B2: 0.25mg
  • Vitamin B3: 1.2mg
  • Vitamin B6: 0.12mg
  • Folate: 15 µg
  • Choline: 65mg
  • Vitamin B12: 0.4 µg
  • Vitamin A: 50 IU
  • Vitamin D: 8 IU
  • Vitamin K: 0.1 µg

Lợi ích khi bà bầu ăn thịt ếch trong thai kỳ

Bà bầu có ăn được ếch không?

Như vậy bà bầu không những được ăn ếch trong thai kỳ; mà thực phẩm này còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích khi bà bầu ăn thịt ếch:

  • Cung cấp chất sắt: Hàm lượng sắt có trong thịt ếch sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ.
  • Nguồn kali dồi dào: Kali là chất có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp, thúc đẩy mật độ khoáng chất và mang đến sự khỏe mạnh cho cơ bắp.
  • Cung cấp natri: Trong 100g chân ếch sẽ cung cấp cho bạn 58g natri giúp thúc đẩy sự co cơ, duy trì chất lỏng trong cơ thể, ổn định huyết áp.
  • Có đặc tính kháng sinh: Trên da ếch chứa chất ức chế sự phát triển của vi sinh, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng.
  • Cung cấp đủ protein: Thịt ếch, đặc biệt là phần đùi ếch, cung cấp lượng protein dồi dào cho cơ thể. Trong 100g thịt đùi ếch sẽ chứa khoảng 16g protein.
  • Giúp kiểm soát cân nặng: Trong 100g chân ếch chỉ cung cấp cho bạn 0,3g chất béo. Do đó, thịt ếch có công dụng kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa thừa cân.
  • Cung cấp axit béo omega-3: Chân ếch chứa axit béo omega-3 có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
  • Tăng cường năng lượng: Thịt ếch cung cấp protein dồi dào, mang lại năng lượng tràn đầy cho cơ thể và hỗ trợ tích cực cho sự hoạt động của các cơ quan chức năng.
  • Có hàm lượng calo thấp: Một khẩu phần gồm 100g đùi ếch xào chỉ cung cấp khoảng 70 kcal. Điều này rất tốt cho những ai muốn thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm nguy cơ đông máu và giúp kiểm soát cân nặng.
  • Điều hòa lưu lượng máu: Trong chân ếch có chứa hàm lượng sắt cao giúp điều hòa lượng máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa sắt và kali cũng sẽ giúp thúc đẩy hệ thống tim mạch và ngăn ngừa các bệnh tim như đau tim và đột quỵ.

Một số vấn đề liên quan đến việc ăn thịt ếch trong thai kỳ

1. Cháo ếch – một trong những món ngon từ thịt ếch

bà bầu có ăn được cháo ếch không

Bà bầu có thể ăn cháo ếch trong suốt thai kỳ vì các nguyên liệu trong món ăn đã được nấu chín kỹ lưỡng an toàn cho sức khoẻ của hai mẹ con. Bạn có thể tham khảo công thức nấu món cháo ếch dưới đây:

1.1 Chuẩn bị:

  • 500g thịt ếch đã được làm sạch
  • 250g gạo ngon
  • Rượu trắng
  • Hành lá, gừng, hành, tỏi băm, ớt tươi
  • Gia vị: dầu hào, sa tế, hạt nêm, dầu ăn, mắm, muối, tiêu.

1.2 Cách nấu cháo ếch:

  • Bước 1: Sau khi vo sạch gạo, bạn cho gạo, nước, vài lát gừng và xíu muối vào nồi rồi bắc lên bếp để nấu cháo. Khi nước sôi, bạn vớt bọt và hạ lửa nhỏ để cháo sôi liu riu.
  • Bước 2: Thịt ếch làm sạch, khử mùi với một chút rượu, sau đó cắt thành miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào cùng tỏi băm, hành băm để phi thơm. Tiếp theo, cho thịt ếch vào và xào trên lửa lớn.
  • Bước 4: Khi xào thịt ếch được khoảng 2 phút thì bạn cho các gia vị gồm tương ớt, dầu hào, nước mắm, tiêu, hạt nêm và một ít sa tế để món ăn có màu đẹp và dậy mùi thơm.
  • Bước 5: Tiếp theo bạn xào trên lửa to cho đến khi món ăn trở nên sền sệt, thịt ếch có màu vàng đẹp và thấm gia vị thì tắt lửa.

Để thưởng thức món cháo ếch một cách ngon nhất, bạn nên dùng khi thịt ếch xào và cháo vừa chín tới. Lúc này, mẹ trộn thịt ếch với cháo để thưởng thức nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn mực được không? Ăn thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé?

2. Bà bầu ăn lẩu ếch được không?

Bà bầu có ăn được lẩu ếch không?
Bà bầu có ăn được lẩu ếch không?

Mặc dù nếu ếch được làm sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa, bà bầu nên hạn chế ăn lẩu ếch.

Vì khi ăn lẩu ếch, bạn sẽ khó kiểm soát được độ chín của thịt khi nhúng vào nước lẩu nên vẫn còn tiềm ẩn nhiều điều nguy hiểm cho thai kỳ. Do đó, nếu bạn muốn ăn lẩu thì cần đảm bảo thịt ếch nên được nấu trên lửa lớn với thời gian phù hợp để chín hẳn và loại bỏ hoàn toàn ấu trùng sán nếu có.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

3. Bà bầu có ăn được ếch xào măng không?

bà bầu có ăn được ếch xào măng không
Bà bầu có ăn được ếch xào măng không?

Bà bầu không những được ăn thịt ếch xào với nhiều nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, khi dùng thịt ếch xào măng thì không được khuyến khích cho các bà bầu. Bởi vì, măng là thực phẩm có nhiều tác dụng không tốt đến sức khỏe mẹ và em bé.

Thay vì măng, mẹ có thể xào ếch với hành tây, lá lốt và dùng khoảng 1-2 lần/tuần. Đây là một món ăn vừa đậm đà thơm ngon mà không lo lắng nhiều đến tác hại không mong muốn.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong vấn đề bà bầu ăn ếch có được không. Bà bầu vẫn có thể ăn được thịt ếch trong thai kỳ khi đã được chế biến sạch và nấu chín. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều thịt ếch trong thời gian dài vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng ngược không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Thịt ếch làm thuốc
https://syt.thuathienhue.gov.vn/?gd=62&cn=28&tc=714
Truy cập ngày 29/12/2023

2. Frog legs, raw
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168148/nutrients
Truy cập ngày 29/12/2023

3. Frog meat products: Acceptance or aversion sensory?
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2666833522000065
Truy cập ngày 29/12/2023

4. Are Frog Legs Healthy?
https://www.icgi.org/learn/are-frog-legs-healthy/
Truy cập ngày 29/12/2023

5. Frog leg
https://www.esa.org/esablog/2010/10/11/frog-legs-more-than-just-a-culinary-curiosity/
Truy cập ngày 29/12/2023

6. Frog leg
https://inis.iaea.org/collection/NCLCollectionStore/_Public/31/034/31034599.pdf
Truy cập ngày 29/12/2023

7. Frog leg
https://food.ndtv.com/health/caution-eating-goan-frog-legs-could-cause-cancer-693337
Truy cập ngày 29/12/2023

x