Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trước khi tìm hiểu bà bầu có được uống berberin không, vẫn sẽ tốt nếu mẹ biết rõ hơn berberin là thuốc gì.
Berberin khá nổi tiếng trong việc giảm triệu chứng đau bụng do tiêu chảy bởi vốn là một kháng sinh thiên nhiên nên khá lành tính khi sử dụng.
Berberin còn có tên khác là berberine sulfate, hoạt chất được chiết xuất từ cây vàng đắng (còn gọi là hoàng đằng, hoàng liên).
Tác dụng chủ yếu của berberin là chống tiêu chảy do vi khuẩn ký sinh trùng đường ruột. Berberin cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, và còn có tác dụng chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli. Bên cạnh đó berberin còn có một số công dụng điều trị khác như kích thích hô hấp ở liều thấp, chống loạn nhịp, có tác dụng tích cực trên đường huyết…
Tuy nhiên, bà bầu có được uống berberin không? Câu trả lời là KHÔNG. Berberin được khuyến cáo không sử dụng trong quá trình mang thai. Để biết thêm chi tiết, mời mẹ đọc phần tiếp theo.
Bà bầu không được uống berberin bởi có thể làm tăng nguy cơ gây vàng da ở trẻ sơ sinh và làm tăng nguy cơ gây sảy thai.
Berberin có thể đi qua nhau thai, có nghĩa là khi mẹ uống thuốc thì bé cũng sẽ hấp thu lượng thuốc tương đương. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng berberin trong thai kỳ có thể dẫn đến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Không những thế, berberin có khả năng kích thích co bóp tử cung. Tuy chưa được định lượng nồng độ gây tình trạng sảy thai (giai đoạn 3 tháng đầu) hoặc sinh non, nhưng có gây nên sự co bóp tử cung. Do đó, để tránh nguy cơ này thì bà bầu không được uống berberin.
Khi đã biết mẹ bầu có được uống berberin không, chắc hẳn mẹ sẽ thắc mắc vậy có thể dùng thuốc tiêu chảy nào khác không.
Thật ra mẹ bầu không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy mà chỉ cần bù nước điện giải và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc tiêu chảy như Smecta, Loperamide, Pepto-bismol sẽ làm giảm nhu động ruột, giảm cảm giác khó chịu và số lần đi ngoài nhưng lại khiến các độc tố bị giữ lại gây đau bụng, đầy hơi thậm chí buồn nôn.
Việc mẹ bầu thường xuyên bị tiêu chảy thì nên chú ý chế độ ăn uống và cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị dứt điểm chứ không tự ý chữa.
>>>Mẹ hãy xem thêm: Những loại thuốc bà bầu không được uống: lưu ý cho mẹ bầu
Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có được uống berberin không. Tốt nhất, mẹ không nên uống bất kỳ loại thuốc tiêu chảy nào để tránh những tác dụng phụ và những biến chứng không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách điều trị, đồng thời để ý đến chế độ ăn uống và lối sống để chống tiêu chảy.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Berberine Derivative
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/berberine-derivative
Truy cập ngày 24/03/2022
2. Displacement of bilirubin from albumin by berberine
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8513024/
Truy cập ngày 24/03/2022
3. Herbs and Supplements to Avoid During Pregnancy and Breastfeeding
https://www.winchesterhospital.org/health-library/article?id=35536
Truy cập ngày 24/03/2022
4. Hydrastine
https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular-biology/hydrastine
Truy cập ngày 24/03/2022
5. Diarrhea in Pregnancy https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/diarrhea-in-pregnancy-5563/
Truy cập ngày 24/03/2022