Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu có được uống trà sữa không? Trà sữa là thức uống có thể tìm thấy ở bất cứ đâu với rất nhiều cách pha và tỷ lệ khác nhau. Trà sữa gây nghiện là nhờ vị thơm trà của kết hợp vị béo của sữa cùng hàng chục loại topping khác nhau.
Hơn nữa, thói quen uống trà sữa đã duy trì từ nhiều năm liền đến khi có bầu không biết thế nào. Đừng lo nhé, MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp ngay cho bạn trong bài viết này.
Trước khi tìm hiểu bà bầu có được uống trà sữa không, chúng ta cần biết thức uống này tốt hay hại cho sức khỏe. Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trà và sữa là thức uống lành mạnh cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp hai loại đồ uống này với nhau kèm chất phụ gia để tạo độ ngọt thì lợi ích của trà và sữa sẽ bị hủy hoại.
Trà sữa thơm ngon là nhờ hương liệu thực phẩm. Hoặc sử dụng bởi các loại trà không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ngoài ra, trân châu trong trà sữa được làm từ tinh bột sắn, tinh bột lọc, chủ yếu là đường và phụ liệu nên chứa rất ít chất xơ và protein.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng trong trà sữa cực kỳ thấp nhưng năng lượng lại rất dồi dào. Thành phần kem béo trong sữa đặc có chứa rất ít vitamin và khoáng chất nhưng lại chứa nhiều loại thực vật hydro hóa. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu,…
>>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy thai kỳ?
Bà bầu có được uống trà sữa không? Câu trả lời là CÓ. Vì các bác sĩ sản phụ khoa của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho rằng; việc tiêu thụ một lượng caffeine ở mức vừa phải sẽ không liên quan đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang bầu. Lượng caffeine mẹ có thể tiêu thụ trong một ngày dưới 200mg thì không có vấn đề gì cả.
Cho nên Bà bầu có được uống trà sữa không? Một cốc trà sữa khoảng 500ml có chứa trung bình từ 130 – 140mg caffeine. Nếu không uống quá nhiều và không uống kèm các loại đồ uống có chứa caffeine khác thì việc uống trà không gây hại đến mẹ và bé.
Tuy nhiên, thông tin này chỉ đúng khi mẹ uống trà sữa đảm bảo nguồn gốc. Các thành phần trong trà sữa như trân châu và siro cũng thế. Dù trân châu và siro là pudding an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nếu không rõ nguồn gốc xuất xứ thì điều đó chưa hẳn.
Một điều đáng quan tâm khác nữa là trong trà sữa có hàm lượng đường cực kỳ cao. Cả đường, siro và trân châu có trong trà sữa có thể cung cấp cho mẹ bầu rất nhiều calo. Hoặc vô cùng vô cùng ít hoặc không chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ.
Một cốc trà sữa trân châu cung cấp khoảng 340 calo cho người dùng. Nếu muốn uống trà sữa, mẹ bầu cần kiểm soát tốt lượng calo nạp vào cơ thể để không tăng cân quá nhanh trong thai kỳ. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi; đặc biệt là trí nhớ và khả năng nhận thức của trẻ.
>>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp 10 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa
Chúng ta đã biết bà bầu có được uống trà sữa không, và đây là những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi mẹ bầu uống quá nhiều trà sữa trong suốt quá trình mang thai:
Bà bầu có được uống trà sữa không? 1 ly trà sữa 473ml có chứa từ 34 – 45g đường tùy loại. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 25g trong một ngày. Như vậy, lượng đường trong một ly trà sữa 50ml cao gấp 2 đến 3 lần lượng đường cần thiết cho cơ thể.
Khi cơ thể hấp thụ nhiều đường khiến tuyến tụy tiết ra nhiều insulin để kích thích cơ thể lưu trữ năng lượng dưới dạng mỡ thừa. Từ đó, gây nên các bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim mạch và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đường sẽ làm da mẹ bầu lão hóa nhanh hơn. Đường gắn vào các protein trong cơ thể làm đứt gãy các mô liên kết collagen và elastin trong da gây lão hóa sớm khiến da nhăn nheo chảy xệ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống nước rau má có tốt không? Lạm dụng ắt gây hại!
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường bị nóng lên và cần bổ sung rất nhiều nước, nhiều hơn mức bình thường. Hôm nào mẹ bầu uống khoảng 2 ly trà sữa thì có gần 100ml trà sữa được nạp vào cơ thể, chỉ còn 1000ml còn lại là nước lọc tinh khiết.
Trà sữa không thể thay thế cho nước lọc. Cho nên, muốn cơ thể vận hành êm ái và lưu trữ được lượng enzim dồi dào trong dạ dày, bạn nên uống nhiều nước tinh khiết và hạn chế tối đa trà sữa.
Bà bầu có được uống trà sữa không? Bà bầu uống nhiều trà sữa dễ bị thiếu sắt trong quá trình mang thai. Bởi các acid béo trong trà sữa sẽ ức chế hoạt động của các acid trong dạ dày làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
Do đó việc uống trà sữa thường xuyên sẽ làm mẹ bầu thiếu dinh dưỡng và thiếu sắt. Dẫn đến tình trạng cơ thể dễ mệt mỏi hơn, dễ tụt huyết áp, về lâu về dài dễ gây suy nhược cơ thể.
Bà bầu có được uống trà sữa không? Bạn được uống nhưng hãy uống một cách có kiểm soát hoặc kiêng uống trà sữa trong khi mang thai để có một thai kỳ trọn vẹn. Sinh con xong, mẹ uống bù sau vẫn được mà!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Is It Safe to Drink Milk Tea, Fruit Juice or Sports Drink When You’re Pregnant?
Truy cập ngày 9/5/2022
Can pregnant women drink milk tea?
https://www.ecooe.com/ecooe-life/can-pregnant-women-drink-milk-tea/
Truy cập ngày 9/5/2022
Is it ok to consume milk tea while pregnant?
Truy cập ngày 9/5/2022
Can pregnant women drink milk tea?
Truy cập ngày 9/5/2022
9 Pregnancy Myths Debunked
https://www.healthhub.sg/live-healthy/871/myths-about-pregnancy
Truy cập ngày 9/5/2022
Moderate Caffeine Consumption During Pregnancy
Truy cập ngày 22/09/2022