Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cách đây 15-20 năm, cứ canh lúc trời mưa lâm râm hoặc vừa dứt cơn mưa, người ta lại túa ra đồng bắt cua. Chẳng cần phải lùng sục, canh me hay liều mạng thò tay vào hang, vì những con cua đồng ngộp nước đã tự động nghênh ngang bò ra khỏi hang lần xuống ruộng kiếm ăn. Người dân cứ thế mà nhặt cả rổ.
Nhưng giờ đây cua đồng có giá lên tới gần 200 nghìn/kg, cũng chỉ dám để dành cho trẻ ăn. Cua đồng tự nhiên thực sự rất hiếm vì không sống nổi do các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ… Mỗi năm 3 vụ lúa làm đất đai phai màu, các loại thuốc hóa học lại được phun xuống khắp ruộng đồng, kênh rạch khiến con cua đồng không sống nổi. Con nào khỏe lắm thì trên mình cũng chỉ toàn là thuốc.
Thực chất loại cua đồng ở thành phố mà ta thấy bán là cua đồng nuôi kín trong ao hoặc nuôi trên cạn. Cua nuôi không ngon bằng cua đồng, nhưng lại không bị nhiễm hóa chất.
Bà bầu ăn cua đồng được không? Theo Đông y, bà bầu không nên ăn cua đồng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đến tháng thứ 5 thì mẹ có thể ăn nhưng không thường xuyên.
Thực tế có rất ít nghiên cứu về cua đồng, nhưng các chuyên gia tạm thời cho rằng cua đồng có thể gây sảy thai ở 3 tháng đầu thai kỳ vì:
– Có khả năng gây dị ứng: Bầu có ăn được cua đồng không? Cua đồng là thực phẩm dễ gây dị ứng, khiến cơ trơn và cơ phế quản co thắt, dẫn tới cơ thành ruột và cơ thành tử cung cũng co thắt. Điều này là nguyên nhân gây sảy thai. Do đó những bà bầu có tiền sử dị ứng tôm cua, đồ biển hoặc đang mắc bệnh viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng thì nên tránh ăn cua.
– Có khả năng tống khối u: Đông y cho rằng thực phẩm có tính mặn thì có khả năng tán nhuyễn khối kết, chẳng hạn như sỏi thận, sỏi mật, máu tụ bầm, táo bón, thậm chí là ung thư. Mà thai nhi cũng bị coi là một dạng khối u nên có khả năng bị đẩy ra ngoài và gây sảy thai nếu bà bầu ăn cua đồng. Tuy nhiên, giả thuyết này không đáng tin cậy.
– Bà bầu có nên ăn cua đồng? Có khả năng gây đau bụng: Có bầu ăn cua đồng được không? Cua đồng có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, dẫn tới đau bụng. Nếu đau bụng ít thì bà bầu chỉ bị tiêu chảy, uống 1 gói thuốc bột trị tiêu chảy là hết. Nhưng nếu đau nặng, quặn thắt như bị ngộ độc thực phẩm thì sẽ khiến cơ ruột co, bàng quang co dẫn tới các cơ quan lân cận cũng co theo, chẳng hạn như cơ tử cung.
Tuy nhiên, trước đây cũng chưa có ghi nhận trường hợp mang thai nào vì ăn cua mà đau bụng tới mức nặng nề như vậy. Do đó nếu mẹ chưa từng bị sảy thai, không thuộc dạng mang thai khó, thụ thai khó, thai chết lưu, con sinh non, bụng yếu… thì không phải lo lắng về tình huống này.
Tóm lại, bà bầu khỏe mạnh và mang thai trên 5 tháng có thể ăn cua đồng nấu chín kỹ, nhưng không ăn thường xuyên. Các trường hợp còn lại (đường tiêu hóa yếu, đang bị ốm, mới ốm dậy, bị tiêu chảy, ho hen, cảm cúm…) tốt nhất nên kiêng.
– Không chọn cua có lông ở bụng, chấm ở lưng, khoang ở chân hoặc có mắt đỏ.
– Cố gắng chọn cua còn sống, bởi vì cua chết trong cơ thể sẽ sinh ra chất histidine. Chất này cần thiết cho cơ thể nhưng nếu nhiều quá sẽ gây ngộ độc, đau bụng, nôn mửa.
– Không ăn dạ dày cua (bọng hơi) vì chứa rất nhiều vi khuẩn và tạp chất, ký sinh trùng.
– Bà bầu có bệnh tim mạch, huyết áp cao thì không nên ăn vì gạch cua đồng chứa rất nhiều cholesterol.
– Cua đồng và quả hồng không nên ăn gần thời điểm với nhau vì chất tannin trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong cua gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Hai thực phẩm này nên ăn cách nhau 4 tiếng.
>>> Bạn có thể tham khảo: 3 thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhi
– Cua phải được rửa sạch, chế biến chín kỹ để loại bỏ giun sán.
Giá trị dinh dưỡng của cua với sức khỏe bà bầu
– Cua rất giàu canxi, trong 100g cua đồng (đã bỏ mai và yếm) chứa hơn 5.000mg canxi, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe xương, răng của bà bầu và thai nhi.
– Cua đồng có nhiều protein, cung cấp năng lượng cho bà bầu hoạt động. Ngoài ra, cua đồng còn giàu protid, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng và có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, hoạt động thần kinh.
– Trong cua đồng còn có 8/10 axit amin thiết yếu như lysine, methionine, valine, leucine, isoleucine, phenylalanine… rất quan trọng trong việc phát triển cơ xương, tổng hợp protein, sản xuất hóc-môn và huyết sắc tố…
– Ngoài ra, cua đồng còn cung cấp vitamin B1, B2, PP, phốt pho, sắt… cần thiết cho sức khỏe của bà bầu.
– Cua cái có 2 càng bằng nhau. Cua đực có 1 càng to, 1 càng nhỏ.
– Bạn cầm con cua ngay phía dưới càng của nó thì sẽ không bị kẹp. Nếu bị kẹp, bạn đừng cố gắng dứt ra vì con cua sẽ bám rất chắc. Bạn nhúng tay vào trong nước thì con cua sẽ tự nhả ra.
– Bạn cho cua vào thau, rắc tí muối, đậy lại rồi xóc đều. Sau đó rửa nhiều lần dưới vòi nước cho ra hết bùn đất, gỡ bỏ mai và yếm. Bạn dùng tăm khều phần gạch cua màu vàng trong mai ra bát.
– Phần thân cua cho vào máy xay nhuyễn, sau đó đổ nước vào máy xay, khuấy đều cho ra hết thịt cua.
– Bạn lọc nước cua qua rây, thịt sẽ theo nước cua chảy xuống, phần xác bạn bỏ đi. Vậy là bạn đã có nước cua xay, có thể dùng nấu canh hoặc nấu lẩu.
– Trong siêu thị có bán sẵn cua xay, bạn mua về và cũng lọc lấy nước tương tự.
Nguyên liệu
– 500g cua xay
– 300g nấm rơm
– 200g chả cá
– 2 quả cà chua
– Vài nhánh hành lá, 6 tép hành tím
– 2 miếng đậu phụ chiên vàng
– Rau ăn kèm: 1 quả mướp, rau mồng tơi, bông bí
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn dưa bở có tốt không? 14 lý do bà bầu nên ăn dưa bở
Cách làm
– Bạn cho nửa thìa cà phê muối vào cua xay, đảo đều. Dùng một chiếc rây, từ từ đổ nước vào cua để lọc lấy phần nước ngọt và thịt cua, bỏ xác. Lượng nước đủ cho cả nhà ăn.
– Cho nấm rơm vào một thau nước muối loãng. Nấm to thái đôi. Cà chua thái múi cau. Đậu phụ thái miếng vừa ăn.
– Bạn trộn chả cá với hành phi, hành lá băm nhỏ và 1 thìa cà phê dầu ăn. Tán đều để chả cá dai hơn.
– Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào đun nóng, cho hành tím băm vào phi thơm. Cho một nửa lượng cà chua vào xào để ra màu đẹp, cho 1 thìa cà phê hạt nêm. Cà chua mềm thì tắt bếp.
– Bắc nồi nước cua lên bếp với lửa vừa. Khi riêu cua đóng thành tảng trên mặt nước thì bạn vớt ra tô để riêu cua không bị vỡ.
– Cho cà chua xào vào nồi. Quết từng viên chả cá cho vào nồi. Cho 2 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê mì chính (bột ngọt), 1 thìa súp đường. Nêm lại cho vừa ăn. Cho nấm rơm vào nấu đến khi mềm thì cho đậu phụ và cà chua còn lại vào đun sôi.
– Sau cùng bạn tắt bếp và cho riêu cua trở lại nồi. Dọn ra ăn cùng với rau.
Nguyên liệu
– Nửa kg cua đồng
– 50g me
– Hành tím phi thơm
– Mè (vừng) trắng
– 1 thìa cà phê bột năng
– 2 thìa súp bột chiên giòn
– 1 thìa súp bơ thực vật
Cách làm
– Bạn cho nước sôi vào me, chờ 10 phút sau me tan ra thì bạn bỏ hạt, lọc qua rây lấy nước cốt me.
– Rang vừng đến khi vàng là được.
– Sơ chế cua: Cua để trong thau, bạn rắc 1 thìa súp muối lên, đè 1 cái rổ lên và xóc để cua sạch hết đất và bụi bẩn. Rửa thêm vài lần nước để cua sạch.
– Để dễ dàng gỡ mai cua, bạn cho nước đá vào ngâm cua. 5-10 phút sau cua sẽ cứng đơ, bạn dễ dàng gỡ yếm và mai cua. Bỏ 2 lớp phổi ở trên bụng cua (ngay khi gỡ yếm sẽ thấy phần này).
– Bạn dùng tăm khều gạch cho vào bát.
– Phần thân cua thu được, bạn rắc muối và cho chút nước vào, rửa lại 3-4 lần nữa cho sạch.
– Cho thân cua vào tô, ướp với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 ít tiêu xay giúp cua bớt mùi tanh. 5 phút sau, bạn cho bột chiên giòn vào cua, trộn đều.
– Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Cho cua vào chiên ngập trong dầu. Cua chín giòn, bạn vớt ra, đặt lên giấy ăn thấm dầu.
– Bắc 1 cái chảo khác lên bếp, cho vào 1 thìa súp dầu điều (hoặc dầu ăn) đun trên lửa nhỏ, cho 1 thìa súp bơ thực vật vào. Bơ tan ra thì bạn cho tỏi băm vào phi thơm, rồi cho gạnh cua vào đảo đều. Sau đó cho vào 4 thìa súp nước cốt me và 2 thìa súp đường, 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa súp nước mắm.
– Đường tan, bạn cho cua vào đảo sơ trên lửa nhỏ.
– Bạn cho 2 thìa súp nước lọc vào bát bột năng, hòa tan rồi đổ vào chảo cua. Đảo đều và tắt bếp. Rắc mè rang và hành phi, hành lá lên. Múc ra đĩa thưởng thức với cơm trắng.
Nguyên liệu
– 1 quả mướp
– 1 bó rau mồng tơi nhỏ
– 300g cua xay
Cách làm
– Rắc vào cua nửa thìa cà phê muối. Đảo đều rồi cho 1 lít nước vào lọc qua rây, lấy phần nước thịt cua và bỏ bã.
– Bắc nồi nước cua lên bếp, đun trên lửa vừa, không đậy nắp. Riêu cua nổi lên thì bạn dùng thìa nhẹ nhàng gom lại thành tảng.
– Nước sôi, bạn cho rau mồng tơi (đã thái nhỏ) vào. Nêm 1 thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê mì chính (bột ngọt) và nửa thìa súp đường.
– Sau đó bạn cho mướp vào nồi. Canh sôi, mướp mềm bạn tắt bếp.
Bên cạnh việc rửa sạch và nấu chín cua, bà bầu cũng cần vệ sinh sạch sẽ tay và các dụng cụ nấu ăn bằng xà phòng để tránh vi khuẩn sinh sôi. Xác cua nên dọn dẹp, phân loại và vứt vào sọt rác cách xa nơi ở để tránh mùi hôi thối.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu có nên ăn cua đồng.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.