Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/09/2015

Ăn cua khi mang thai: Lợi, hại thế nào?

Ăn cua khi mang thai: Lợi, hại thế nào?
Cua chứa nhiều omega 3, vitamin B, là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc ăn cua hay các loại hải sản trong quá trình mang thai có thể gây hại cho mẹ và thai nhi
có nên ăn cua khi mang thai
Cua chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều đâu nhé!

1/ Có nên ăn cua khi mang thai?

Nhắc đến cua và hải sản, đa số mọi người thường nghĩ ngay tới hàm lượng canxi dồi dào mà không biết rằng, thịt cua cũng chứa rất nhiều omega, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo, dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi. Với một con cua biển, mẹ bầu đã được cung cấo đủ 100% nhu cầu vitamin B12 và khoảng 3-8% lượng sắt và kali.

Tuy nhiên, giống như một số loại cá biển, thịt cua cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, do ô nhiễm môi trường hoặc do nhiễm độc hóa chất độc hại, thịt cua là một trong những nguồn chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể. Theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls, chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.

2/ Ăn cua khi mang thai đúng cách

– Ăn đúng lượng: Dù ít nhưng trong thịt cua vẫn chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, mẹ bầu nên hạn chế, không nên ăn quá nhiều. Trung bình, mẹ bầu có thể tiêu thụ khoảng 200g cua mỗi tháng.

– Ăn “chất lượng”: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng trong thai kỳ. Mẹ bầu nên lựa những cơ sở cung cấp cua có uy tín, không nên ham rẻ mà mua cua chết hoạc những con cua sắp chết. Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn cua tươi sống, được chế biến trong ngày, không nên ăn thực phẩm đã để qua đêm hoặc còn thừa phải nấu đi nấu lại nhiều lần.

– Ăn chín, uống sôi: Khi ăn cua, ghẹ, các loại hải sản không còn tươi sống hoặc chế biến không đúng cách mẹ bầu có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy. Thậm chí khuẩn Listeria monocytogenes, một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm, tấn công hệ miễn dịch của con người.

Không nên uống trà hoặc ăn hồng khi ăn cua. Hai chất này khi kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.

3/ Mách mẹ bầu cách lựa cua ngon

– Chọn cua tươi, khỏe, lành lặn, cầm chắc tay.

– Muốn mua cua chắc thịt, mẹ dùng tay bấm nhẹ vào phần yếm bụng, nếu thấy cứng là cua có nhiều thịt.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x