Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Từ bao đời nay, cây nha đam đã là một nguyên liệu phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da và thuốc. Chiết xuất của nó cũng được biết đến dùng để chữa các bệnh về dạ dày và ruột. Tuy nhiên, nha đam cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ nhất định nếu dùng quá nhiều hoặc không được xử lý đúng cách. Bài viết bà bầu có nên ăn nha đam sẽ cho bạn biết được mức độ an toàn của loài cây này trong chế độ ăn uống khi mang thai. Mẹ bầu cần lưu ý nhé!
Con người đã sử dụng nha đam từ hàng ngàn năm trước để làm thuốc điều trị rất nhiều chứng bệnh. Đặc biệt, phần bã dính bên dưới lớp vỏ bọc của lá hay còn gọi là nhựa mủ, được xem là chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Riêng phần “thịt” nha đam thường dùng để chế biến thành nhiều thức uống ngon lành như nước ép, nấu chè, sữa chua nha đam…
Một số công dụng phổ biến của nha đam chính là:
– Điều trị một số bệnh nhiễm trùng trên da, giữ ẩm, chống rạn da, trị da khô.
– Kiểm soát lượng đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2.
– Có đặc tính nhuận tràng tuyệt vời, giúp đi tiêu dễ dàng trong thời gian bị táo bón.
– Chiết xuất từ nha đam còn được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn như động kinh và hen suyễn.
– Điều trị chứng ợ nóng và viêm loét dạ dày tá tràng.
– Giá trị dinh dưỡng và đặc tính kháng sinh của nha đam làm cho nó trở thành một chất tăng cường miễn dịch hiệu quả cho cơ thể, giúp hạ sốt và chống lại virus gây bệnh.
>>> Đọc thêm: Bà bầu có nên ăn su hào? 6 lợi ích cho mẹ bầu
Chị em thắc mắc bà bầu có được ăn nha đam không cũng nên biết đến một số lợi ích của nha đam với bà bầu sau đây:
Nha đam có chứa anthraquinones, là một chất nhuận tràng chống táo bón rất hiệu quả. Bà bầu ăn nha đam sẽ hạn chế được tình trạng táo bón khi mang thai, từ đó hệ tiêu hóa cũng được cải thiện tốt hơn.
Bà bầu có nên ăn nha đam? Nha đam chứa đến 19 trong số 20 axit amin cần thiết, trong đó có một số loại mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được. Ngoài ra, loại cây này rất giàu các loại vitamin như vitamin A, B, C, E, B12 và axit folic cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh.
Bà bầu ăn nha đam có thể cải thiện được tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Ngoài ra, nếu bạn cần đến một phương thuốc bổ dưỡng để làm dịu đường ruột thì nha đam chính là “ứng cử viên” tuyệt vời đấy.
Bà bầu có nên ăn nha đam? Nha đam có tác dụng làm giãn nở các mao mạch máu và cải thiện lưu thông máu. Tuần hoàn máu khỏe mạnh là chìa khóa để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời nó cũng giúp cơ thể mẹ bầu được khỏe mạnh hơn.
Nha đam tỏ ra hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, cháy nắng, nổi mẩn ngứa… Mẹ bầu hay gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai thì nha đam là “cứu cánh” tuyệt vời vì chúng có đặc tính làm mềm da, dưỡng ẩm tự nhiên và ngậm nước.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn nem chua được không? Ăn không đúng hại mẹ lẫn con
Không thể phủ nhận được những lợi ích của nha đam với bà bầu, vậy nên theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu ăn nha đam với một lượng vừa phải là hoàn toàn không có hại. Đặc biệt với mẹ bầu thường hay bị táo bón thì liều lượng nha đam khuyên dùng là 0,04 – 0,17g có tác dụng như một loại thuốc tự nhiên chống táo bón rất hiệu quả.
>>> Đọc thêm: Bà bầu có được ăn thịt ngan không?
Bà bầu ăn nha đam quá nhiều sẽ dung nạp anthraquinones – chất mủ trong nha đam được xem như “thủ phạm” gây ra các cơn co thắt tử cung và mất cân bằng điện giải trong đường ruột, dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.
Với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn nhiều nha đam sẽ khiến cho mức đường huyết bị sai lệch và có thể dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng.
Có bầu có được ăn nha đam không? Tiêu thụ nhiều nha đam còn gây ra phản ứng dị ứng nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với thực vật thuộc họ Liliaceae. Các triệu chứng của dị ứng nha đam bao gồm ngứa da, sưng tấy da, phát ban và tức ngực.
Bạn hãy cân nhắc trước lợi ích và tác hại của nha đam để có sự lựa chọn phù hợp. Tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết mang thai ăn nha đam được không, bạn nhé!
Nha đam thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon bổ dưỡng như nấu chè, làm nước ép nha đam, sữa chua nha đam… Tuy nhiên, mẹ bầu đã biết cách chế biến nha đam sao cho an toàn?
Bước 1: Chuẩn bị 1 ca nước muối loãng, vắt vào đó một ít nước chanh.
Bước 2: Gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài nha đam, thái hạt lựu rồi ngâm phần thịt nha đam vào nước chanh muối trong 15-20 phút.
Bước 3: Vớt nha đam ra rổ, xả lại với nước lã thường. Vừa xả vừa xóc đều. Sau bước này, nha đam đã sạch nhớt nhưng vẫn còn hơi đắng.
Bước 4: Đun nước sôi để trụng nha đam, dùng đũa khuấy đều vài vòng rồi đổ tất cả ra rổ. Ngay sau khi đổ nha đam khỏi nước nóng thì bạn cho ngay vào nước đá càng nhanh càng tốt để giúp nha đam giòn ngon.
Bây giờ thì bạn đã có thể sử dụng nha đam để chế biến thành nhiều món ăn yêu thích rồi. Nhiều chị em thắc mắc bà bầu có nên ăn sữa chua nha đam không thì cũng đừng ngần ngại kết hợp ngay nha đam và sữa chua nhé. Bà bầu ăn sữa chua nha đam sẽ cải thiện hệ tiêu hóa và làm đẹp da đấy.
Trong ba tháng cuối thai kỳ, bà bầu hay gặp phải tình trạng rạn da. Bạn bóp nhẹ lá nha đam tươi để lấy phần gel của lá. Thoa lên vùng da bị rạn để gel thấm vào da từ 15 – 20 phút rồi rửa sạch da bằng nước ấm nhé.
Mang thai ăn nha đam được không? Ngoài cách ăn nha đam thì bà bầu có thể kết hợp nha đam với các loại dầu như dầu olive, dầu dừa để tạo thành hỗn hợp giúp da săn chắc hơn trong thai kỳ. Bôi hỗn hợp này lên những chỗ da bị khô, nứt hay rạn sẽ cải thiện hiệu quả dưỡng da ngay.
Những thông tin chia sẻ trên hy vọng đã giải đáp được điều băn khoăn bà bầu có nên ăn nha đam của không ít chị em. Hãy xây dựng thói quen ăn uống và chăm sóc cơ thể thật khoa học trong thai kỳ để mẹ và bé luôn an toàn, khỏe mạnh nhé bạn.
Hoa Hồng
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.