Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 22/02/2022

Bà bầu có nên ăn quả bầu, thắc mắc của nhiều chị em trong thai kỳ

Bà bầu có nên ăn quả bầu, thắc mắc của nhiều chị em trong thai kỳ
Câu trả lời là quả bầu hoàn toàn có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Việc dùng loại thực phẩm này trong thai kỳ sẽ đảm bảo cung cấp nước cho cơ thể, vì bản chất nó chứa rất nhiều nước và một số khoáng chất đặc biệt.

Bà bầu có nên ăn quả bầu không? Bầu là một loại quả khá phổ biến và xuất hiện nhiều trong các bữa ăn của mọi gia đình Việt.

Bởi lẽ, gần như tất cả mọi bộ phận của bầu đều có thể được tận dụng để chế biến ra các món ăn khác nhau, thậm chí nó còn được dùng trong một số bài thuốc dân gian nữa. Thế nhưng, nhiều người cũng thắc mắc không biết rằng, liệu bà bầu có nên ăn quả bầu trong thai kỳ hay không?

Nhiều người kháo nhau rằng, quả bầu không chỉ là thực phẩm ngon mà còn rất có lợi cho thai phụ. Phụ nữ mang thai cần được tăng cường hệ miễn dịch, lý do là các dưỡng chất thiết yếu được bà bầu hấp thụ gần như bị tiêu hao rất nhanh khi mang thai.

Và việc tiêu thụ quả bầu có thể đáp ứng được điều này. Tuy nhiên, thực hư thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:

Dinh dưỡng có trong quả bầu

Bà bầu ăn bầu có tốt không? Rất tốt là đằng khác. Điểm qua một chút về hồ sơ dinh dưỡng của loại thực phẩm này mới thấy quả bầu chính là món quà thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Cứ mỗi 100g bầu được tiêu thụ, bạn sẽ nhận được tất cả những thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Năng lượng: khoảng 14kcal
  • Chất xơ: 0,5g
  • Một số các dưỡng chất cần thiết như: vitamin A, C; axit folic rất cần thiết để phòng dị tật ống thần kinh ở trẻ; vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6)…
  • Các khoáng chất: kali, natri, sắt, đồng, canxi, magie, kẽm, selen…

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn quả bầu trong thai kỳ?

giải đáp bà bầu có nên ăn quả bầu không

Bầu ăn bầu được không? Bà bầu ăn bầu có tốt không? Bầu 3 tháng đầu ăn trái bầu được không Câu trả lời là quả bầu hoàn toàn có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai bất kỳ giai đoạn này và cả khi cho con bú.

Việc dùng loại thực phẩm này trong thai kỳ sẽ đảm bảo cung cấp nước cho cơ thể, vì bản chất nó chứa rất nhiều nước và một số khoáng chất đặc biệt. Bên cạnh đó, quả bầu cũng rất giàu chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào da khỏi tác nhân gây hại.

Trong trường hợp đang cho con bú, tiêu thụ bầu sẽ giúp cơ thể mẹ tăng tiết sữa và hỗ trợ bạn mau chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Vì thế, bà bầu nên ăn quả bầu khi mang thai là điều nhất thiết cần làm bạn nhé!

Những lý do trả lời cho câu hỏi: bà bầu có nên ăn quả bầu hay không?

Bầu ăn bầu được không? Bầu 3 tháng đầu ăn trái bầu được không? Như đã đề cập ở trên, quả bầu cung cấp cho người dùng một loạt các lợi ích sức khỏe khác nhau. Một trong số đó lại là những tác dụng rất có lợi cho thai kỳ có thể kể đến như:

1. Phòng ngừa chứng táo bón

Quả bầu khá đặc biệt vì hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp, trong khi đó lại sở hữu một lượng chất xơ dồi dào. Chính vì vậy, nó đảm bảo cho các bà mẹ tương lai thoát khỏi chứng táo bón khó chịu trong thai kỳ. Hơn nữa, việc ăn bầu còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và điều chỉnh nhu động ruột.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hạt hạnh nhân có tác dụng gì cho bà bầu? – Giúp con thông minh vượt trội

2. Giúp giải phóng nhiệt lượng cơ thể

Không nhiều người biết nhưng việc ăn bầu có thể giúp giải phóng nhiệt khỏi cơ thể khi mang thai cực hiệu quả. Tăng thân nhiệt khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều mẹ bầu. Vì thế, bạn có thể cắt sẵn những lát bầu, áp vào lòng bàn chân để giải phóng nhiệt lượng dư thừa khỏi cơ thể nhé!

lợi ích của quả bầu

3. Đáp ứng nhu cầu về sắt

Nếu hỏi bà bầu có nên ăn quả bầu hay không thì điều này rất cần thiết, bởi lẽ bầu cung cấp một lượng sắt không nhỏ. Sắt là một khoáng chất rất cần thiết để ngăn chứng thiếu máu khi mang thai.

Điều thú vị hơn cả, bầu cũng chứa vitamin C, một nhân tố then chốt đảm bảo cho cơ thể mẹ bầu có thể hấp thu sắt tối đa.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 7 tuần tự nhiên hết nghén có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

4. Cung cấp các khoáng chất thiết yếu

Có thai ăn bầu được không? Quả bầu rất giàu khoáng chất như natri và kali. Trong quá trình mang thai, việc thiếu hụt natri trong cơ thể có thể dẫn đến mệt mỏi.

Vì vậy, để bù lại lượng natri đã hao hụt trong cơ thể, bạn có thể chọn ăn bầu. Ngoài ra, bạn thậm chí có thể uống nước ép bầu khi mang thai nếu thích.

5. Chữa đau đầu

bà bầu bị đau đầu

Tác dụng này cũng là một trong những câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên ăn quả bầu hay không. Lý do vì, hạt của quả bầu mang lại tác dụng chữa đau đầu hiệu quả. Hơn nữa, nó cũng tỏ ra rất hữu hiệu trong vấn đề ốm nghén khi mang thai.

Lời khuyên là phụ nữ mang thai nên ăn bầu với một lượng hợp lý để không phải trải qua những triệu chứng khó chịu của thai kỳ.

6. Giúp cho tim khỏe mạnh

Chất xơ hòa tan có trong quả bầu có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và giữ cho trái tim khỏe mạnh. Chất xơ không hòa tan có thể làm sạch ruột. Chất xơ còn giúp tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón. Nó cũng giúp giảm nồng độ axit và khả năng giảm thiểu tích lũy khí trong ruột.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng khi mang thai không?

7. Chất kiềm tự nhiên

Nước ép của quả bầu có tính kiềm tự nhiên. Do vậy, nó có thể giúp cân bằng các tác nhân có tính axit trong dạ dày của bạn.

Bởi lẽ nhiều bà bầu hay phải đối mặt với chứng trào ngược và ợ nóng. Các thành phần trong quả bầu có thể giúp giải quyết điều này vì nó cân bằng và trung hòa các tác động của axit trong dạ dày của bạn.

Gợi ý cho bạn một số món ăn từ quả bầu đơn giản, dễ thực hiện

Sau khi đã có cho mình câu trả lời của thắc mắc bà bầu có nên ăn quả bầu hay không, có lẽ bạn nên vào bếp và tự làm cho mình những món ngon với quả bầu sau đây:

1. Canh bầu nấu tôm

cách làm món canh bầu nấu tôm

Món ăn này quen thuộc đến nỗi nó đã đi vào trong thế giới ca dao tục ngữ Việt Nam. Thế nên ông bà ta mới có câu: “Râu tôm nấu với ruột bầu” và để “Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”. Để nấu món canh này, bạn nên thực hiện theo cách sau:

Nguyên liệu:

  • Tôm tươi: 150 – 200g
  • Bầu non: 1 quả
  • Hành củ, hành lá, rau mùi
  • Gia vị các loại

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn rau cải ngọt? 5 lợi ích không thể bỏ qua

Cách thực hiện:

  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ, tách đầu để riêng, khứa nhẹ sống lưng để loại bỏ phần chỉ đen. Đập giập tôm, ướp với chút nước mắm, hạt nêm và ít đường.
  • Phần đầu tôm đem giã hoặc xay sau đó lọc lấy nước cốt (đây chính là phần làm cho món canh ngon và hấp dẫn hơn đấy).
  • Bầu gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn.
  • Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, đập giập.
  • Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
  • Đặt nồi lên bếp cho nóng, cho dầu vào, cho hành củ đập giập vào phi thơm rồi cho tôm đã ướp vào đảo đều cho tôm chín. Khi thấy tôm chín, bạn cho bầu vào đảo cùng (tùy khẩu vị có thể nêm thêm 1 thìa hạt nêm). Đảo đến lúc thấy bầu tái, đổ nước sôi đun sẵn vào.
  • Chờ cho nồi canh sôi trở lại thì cho hành ngò, nêm nếm cho vừa miệng và tắt bếp.
  • Lưu ý là nếu bạn không muốn xào bầu thì khi tôm chín, bạn cho nước đun sôi vào, nước sôi, cho bầu vào nấu, bầu chín, nêm nếm như trên. Bạn cũng có thể thay tôm bằng thịt trai, hến.

2. Bầu xào trai

bầu xào trai

Nguyên liệu:

  • Trai: 1 kg
  • Bầu: 1 quả
  • Hành lá, rau răm
  • Gia vị các loại

Cách thực hiện:

  • Trai mua về ngâm với nước có thả vài lát ớt cho nhả sạch cặn bẩn. Bạn nên thay nước nhiều lần để trai nhả hết cặn bẩn.
  • Vớt trai ra cho vào nồi, cho một chút xíu nước vào và luộc chín. Khi thấy trai há miệng, bạn vớt ra để nguội, tách lấy phần thịt và bóc vỏ phần thân đen trong ruột trai.
  • Bầu bạn gọt vỏ, rửa cho hết chất nhựa và thái nhỏ.

    Hành lá và rau răm đem rửa sạch, sau đó thái nhỏ. Cắt lấy phần gốc hành trắng, đập nhẹ cho giập, để riêng.

  • Bắc chảo lên bếp, cho phần củ hành trắng vào phi cho thơm. Tiếp đến trút phần thịt trai đã chuẩn bị ở trên vào xào cho ngấm gia vị rồi để riêng trai vừa xào ra một bên.
  • Tiếp tục làm nóng chảo với dầu ăn và cho bầu vào đảo đều tay, rắc thêm chút hạt nêm cho vừa miệng.
  • Lưu ý là bầu khá nhanh chín nên chỉ cần quan sát thấy miếng bầu trông có vẻ trong, hơi mềm là bạn trút phần trai đã xào vào. Cho thêm hành, rau răm thái nhỏ, đảo đều một chút và tắt bếp.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?

Lưu ý dành cho bà bầu ăn khi ăn quả bầu

Bà bầu ăn được canh bầu, nhưng cũng giống như các loại thực phẩm khác, ăn nhiều canh bầu cũng sẽ không có lợi cho bà bầu.

Nên chọn những quả bầu vừa phải, có thể dùng cả ruột và hạt quả bầu để nấu canh. Trong ruột và hạt của quả bầu chứa rất nhiều dinh dưỡng, không chỉ thế nó còn có công dụng như một phương pháp tẩy giun tự nhiên, an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ mang thai.

Bà bầu có thể ăn canh bầu mỗi tuần trong suốt các tháng của thai kỳ và sau khi sinh. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng rằng trái bầu có tính hàn, nên hạn chế ăn nhiều vào buổi tối. Đặc biệt, mẹ bầu không nên sử dụng lại món canh này đã để qua đêm, dù là bảo quản trong tủ lạnh.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tìm được những lý do để trả lời cho thắc mắc bà bầu có nên ăn quả bầu hay không rồi. Cùng chia sẻ với Marry Baby những món “tủ” của bạn với loại rau ăn quả này nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Is bottle gourd good for pregnant women?
https://vaya.in/news/is-bottle-gourd-good-for-pregnant-women/
Truy cập ngày 29/1/2022

2. Bottle gourd (Lagenaria siceraria) juice poisoning
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4677076/
Truy cập ngày 29/1/2022

3. Pregnancy Diet & Nutrition: What to Eat, What Not to Eat
https://www.livescience.com/45090-pregnancy-diet.html
Truy cập ngày 29/1/2022

4. Superfoods for pregnancy
https://www.aptaclub.co.uk/pregnancy/diet-and-nutrition/understanding-food-groups/superfoods-for-pregnancy.html
Truy cập ngày 29/1/2022

5. How to eat well in pregnancy
https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/nutrition-in-pregnancy/balanced-diet-pregnancy
Truy cập ngày 29/1/2022

x