Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần có một chế độ ăn lành mạnh và đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và an toàn cho thai nhi. Nhiều mẹ thắc mắc liệu mang thai có được ăn hải sản hay không vì nhóm thực phẩm này tiềm ẩn nguy cơ dị ứng. Sò lông là một trong số những món hải sản khoái khẩu của nhiều người. Vậy bà bầu có nên ăn sò lông? Các mẹ tham khảo một số thông tin dưới đây nhé.
Sò lông là loại động vật thân mềm, sống dưới nước, thịt của chúng chứa nhiều thành phần bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Sò lông được nhiều người ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao và dễ chế biến thành nhiều món ngon.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt sò lông chứa nhiều chất đạm, chất béo, carbohydrate, các chất khoáng vi lượng, vitamin và calo, có tác dụng bổ huyết, hỗ trợ tiêu hóa.
Không chỉ vậy, trong y học cổ truyền, sò lông còn được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh, nhất là các bệnh về máu và dạ dày. Nếu nhiều mẹ còn thắc mắc bà bầu có được ăn sò lông không thì dưới đây là một số giá trị dinh dưỡng của sò lông.
Sò lông chứa nhiều muối khoáng, vitamin và rất ít chất béo. Đây là những đặc tính vô cùng có lợi trong việc điều trị viêm đại tràng. Tuy bệnh viêm đại tràng cần kiêng ăn các loại hải sản nhưng sò lông là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Các loại hải sản, đặc biệt là sò lông, chứa một lượng sắt và vitamin B12 đáng kể giúp bổ huyết, từ đó da dẻ trở nên hồng hào và sức khỏe của mẹ cũng được cải thiện.
Một công dụng quan trọng của sò lông là giúp mẹ bầu hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách bổ sung các khoáng chất và vitamin, giúp giảm tình trạng đau hay viêm loét dạ dày.
Vàng da là dấu hiệu của bệnh viêm gan. Sò lông có hàm lượng đạm và vitamin cao, lại ít béo nên có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn cá ngừ được không và ăn bao nhiêu thì tốt?
Một trong những lo lắng của mẹ bầu khi ăn hải sản đó là nguy cơ dị ứng. Với những mẹ có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, mẹ nên thử với một lượng nhỏ trước để xem phản ứng của cơ thể. Nếu không có gì bất thường thì mẹ có thể yên tâm ăn hải sản với liều lượng thích hợp nhé.
Vậy có bầu ăn sò lông được không? Câu trả lời là được nhưng mẹ chỉ ăn khi đã được nấu chín kỹ. Mẹ tuyệt đối không ăn sò lông còn sống hoặc chín tái vì có nguy cơ nhiễm khuẩn..
Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn với liều lượng vừa phải, hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340g hải sản nấu chín mỗi tuần. Các loại hải sản như cá, tôm, sò lông… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi như protein, ít chất béo và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe.
Đối với mẹ bầu mới mang thai 3 tháng đầu, nên lưu ý ăn sò lông ở mức độ vừa phải, ăn quá nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng đầy bụng, khó tiêu hoặc tích tụ nhiều thủy ngân, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Sau khi giải đáp thắc mắc về việc mang thai ăn sò lông được không thì mẹ đã có câu trả lời và có thể đưa sò lông vào trong bữa ăn hằng ngày. Một số món ngon từ sò lông tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu nên biết:
Đây là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, phù hợp với phụ nữ mang thai.
Nguyên liệu: Gạo, sò lông, nấm rơm, hành tím, hành lá, ngò, gia vị cần thiết như muối, hạt nêm, dầu ăn.
Cách thực hiện:
– Sò lông rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín trong vòng 10 phút. Sau đó, mẹ tách vỏ lấy phần thịt sò lông.
– Để tránh cát và cặn còn sót lại, mẹ nên cho thịt sò lông vào nước rồi dùng tay bóp nhẹ để loại sạch chất bẩn.
– Ngâm nấm rơm trong nước muối pha loãng rồi rửa sạch với nước nhiều lần. Sau đó cắt đôi nấm rơm.
– Hành tím, hành lá, ngò đem rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cà rốt gọt vỏ rồi thái hạt lựu.
– Bắc chảo phi hành tím cho thơm. Cho phần thịt sò lông vào xào cùng với hạt nêm và muối tùy theo khẩu vị. Xào khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp.
– Vo gạo rồi nấu cháo, lúc cháo đã nhừ thì cho cà rốt, nấm rơm và thịt sò lông vào. Đợt khoảng 15 phút là có thể múc ra bát rồi cho hành lá, ngò để thưởng thức.
>>> Đọc thêm: Các loại cá bà bầu không nên ăn
Món ăn ngon ngọt, thanh mát được rất nhiều mẹ bầu yêu thích.
Nguyên liệu: Sò lông, sả, ớt, rau răm, chanh, gia vị thông dụng như muối, tiêu.
Cách thực hiện:
– Sả rửa sạch, đập giập và cắt thành từng khúc dài. Ớt thái lát nhỏ.
– Sơ chế sò lông bằng cách cho sò vào trong nước vo gạo khoảng 3 đến 4 tiếng, sau đó rửa sạch sò để lọc bùn cát.
– Nếu muốn sạch hơn, mẹ bầu có thể cho sò vào nước muối pha loãng thêm vài lát gừng. Ngâm trong khoảng 2 đến 3 tiếng rồi rửa sạch với nước là sò lông sẽ vừa sạch, vừa khử được mùi tanh.
– Hấp sả bằng cách cho sò lông vào nồi nước với sả, ớt. Đậy nắp và đun cho đến khi sò mở miệng khoảng 5-7 phút là có thể tắt bếp.
– Với món này, mẹ bầu có thể ăn kèm với rau răm và chấm cùng muối ớt sẽ tăng thêm hương vị cho món sò lông hấp sả.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Ăn như thế nào để an toàn?
Nếu mẹ nào muốn ăn món sò lông đậm đà hơn một chút thì có thể chế biến món sò lông xào tỏi.
Nguyên liệu: Sò lông, sả, rau răm, tỏi băm, tương ớt, dầu hào, dầu ăn và các gia vị cần thiết như muối, đường, hạt nêm.
Cách thực hiện:
– Sò lông ngâm trong nước vo gạo rồi rửa sạch để sạch bùn đất.
– Cho sò vào nước muối pha loãng, thêm vài lát gừng rồi ngâm khoảng 2 đến 3 tiếng để cho sò sạch và khử được mùi tanh của sò.
– Rau răm nhặt bỏ phần héo, úa rồi rửa sạch, ngâm với nước muối và vớt ra, để ráo.
– Bắc nồi lên bếp, cho sả đã đập giập vào nồi. Khi nước sôi thì cho sò lông vào trụng và đảo đều tầm 1 phút. Vớt ra, rửa sò một lần nữa.
– Bắc chảo lên bếp, phi tỏi băm cho thơm. Cho sò lông vào xào và đảo đều tay.
– Vặn nhỏ lửa. Cho một chút nước, đường, hạt nêm, dầu hào, tương ớt và tiêu sao cho hợp khẩu vị.
– Mẹ tiếp tục mở lửa lớn và đảo sò trong vòng 2 phút để ngấm đều rồi tắt bếp là có thể thưởng thức.
Ngoài việc tham khảo về giá trị dinh dưỡng có trong sò lông cũng như giải đáp được câu hỏi bà bầu ăn sò lông có tốt không, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Bà bầu có nên ăn sò lông? Tuyệt đối không ăn sò lông sống hay tái chín. Sò lông hay các loại hải sản nói chung chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng có hại cho sức khỏe.
– Sò lông là loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng mẹ bầu cũng nên biết rằng hải sản chứa một lượng thủy ngân dù ít hay nhiều. Vì thế, các mẹ nên ăn sò lông vừa phải trong thai kỳ để tránh hiện tượng nhiễm độc thủy ngân.
– Khi chọn sò lông, mẹ bầu nên ưu tiên chọn những con sò có lưỡi còn thò ra ngoài, đây là những con sò còn sống, tươi ngon. Tránh chọn sò chết, sò luôn đóng vỏ, có mùi hôi tanh khó chịu vì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc.
Bà bầu có nên ăn sò lông? Mẹ có thể bổ sung loại hải sản này vào thực đơn với một khẩu phần ăn thích hợp và món ăn phải được nấu chín kỹ. Mẹ cũng nên lưu ý một số điểm khi chế biến sò lông để có được một món ăn ngon lành, an toàn và nhiều dưỡng chất nhé.
Thu Sương
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.