Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu có nên ăn sứa biển không? Sứa là một loài động vật biển hình chuông và được tìm thấy ở các đại dương trên thế giới. Tại một số nước châu Á, nhiều món ăn chế biến từ sứa đã trở thành “đặc sản” trong nền văn hóa ẩm thực. Mặc dù sứa cũng được xem là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bà bầu có nên ăn sứa biển không vẫn là điều không ít mẹ bầu thắc mắc và mong muốn được giải đáp rõ ràng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn sứa sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như: điều trị huyết áp cao, viêm khớp, đau xương và các vấn đề về tiêu hóa. Đó là nhờ loài nhuyễn thể này có chứa một số thành phần dinh dưỡng như protein, chất chống oxy hóa và một số khoáng chất quan trọng khác.
Cụ thể thì trong 58g sứa khô cung cấp khoảng:
– Calo: 21 kcal, trong đó calo từ chất béo là 7,29 kcal
– Đạm: 3,19g
– Canxi: 1mg
– Sắt: 1,32mg
– Phốt pho: 12mg
– Kẽm: 0,24mg
– Đồng: 0,081mg
– Vitamin B3: 0,116mg; vitamin A, D, E…
Những thành phần dinh dưỡng từ sứa cũng đều cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi, vậy thì bà bầu có nên ăn sứa không?
Có bầu ăn sứa biển được không? Chúng ta đã biết sứa biển có chứa các protein liên kết với canxi rất hữu ích trong việc duy trì các tế bào mạnh khỏe, chống lại quá trình lão hóa và tốt cho não bộ. Với mẹ bầu, món ăn này hoàn toàn không gây hại nếu được chế biến đúng cách và chỉ nên ăn với một số lượng vừa phải mà thôi.
Mặc dù một số loài sứa được xem là an toàn nhưng không ít người đã gặp phải tình trạng dị ứng sau khi ăn sứa chưa được sơ chế kỹ. Ngoài ra, khâu làm sạch và chế biến sứa biển được xem là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm do vi khuẩn hoặc các mầm bệnh nguy hiểm khác.
Bà bầu ăn sứa biển sẽ được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bao gồm protein, chất chống oxy hóa, các khoáng chất quan trọng như selen và choline.
Selen trong sứa biển là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham gia vào hoạt động của tuyến giáp, chống oxy hóa. Khẩu phần ăn uống có lượng selen đầy đủ còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, một nửa chất béo trong sứa là từ các axit béo không bão hòa đa bao gồm omega-3 và omega-6, vốn là những chất rất cần thiết để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.
Bà bầu có nên ăn sứa biển không? 10% DV (daily value: lượng chất dinh dưỡng cần cho cơ thể mỗi ngày) của choline được tìm thấy trong 58g sứa khô thực sự là một nguồn dinh dưỡng quý giá. Choline vốn quan trọng nhưng hầu như cơ thể con người đều không có đủ.
Choline tham gia vào quá trình tổng hợp ADN, hỗ trợ hệ thần kinh, sản xuất chất béo cho màng tế bào và cải thiện hoạt động ghi nhớ của não bộ. Chị em thường gặp phải tình trạng stress khi mang thai và choline sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng lo lắng, căng thẳng ngay lập tức.
Tiểu đường thai kỳ được xem như “cơn ác mộng” với mẹ bầu vì những hệ lụy cực cao với sức khỏe. Tin vui là hàm lượng polyphenol dồi dào trong sứa biển được chứng minh là chất chống oxy hóa mạnh, có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cho mẹ bầu. Vậy thì bạn không cần phải phân vân có bầu ăn sứa biển được không nữa rồi đúng không nào?
Bà bầu có nên ăn sứa không? Nếu sứa biển được chế biến an toàn thì mẹ bầu không nên bỏ lỡ món ăn này nếu muốn sở hữu một làn da tươi tắn và khỏe mạnh. Sứa có chứa hàm lượng collagen phong phú nên không chỉ cải thiện đáng kể độ đàn hồi của da mà còn bảo vệ tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời nữa đấy.
Một số nghiên cứu còn cho thấy collagen trong sứa có thể cải thiện quá trình chữa lành vết thương và điều trị viêm khớp. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng chống oxy hóa và giảm huyết áp đáng kể.
Cân nặng là điều mẹ bầu luôn “ám ảnh” trước và sau sinh. Sứa biển chứa lượng calo thấp nhưng giàu carbohydrate sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ cần giảm cân sau sinh. Bên cạnh đó, nguồn protein đáng kể trong loài sinh vật biển này sẽ giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh trong quá trình ăn kiêng và các axit amin còn hỗ trợ tiếp tục tái tạo tế bào.
Theo y học phương Đông, bà bầu ăn sứa còn có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt thứ nhất thì mẹ tuyệt đối không nên ăn sứa biển vì đây là giai đoạn “nhạy cảm” với cả mẹ và em bé đấy.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn mực khô được không? Mẹ nào nên, mẹ nào không?
Khi được làm sạch và chế biến kỹ lưỡng, sứa biển sẽ là món ăn an toàn với tất cả mọi người. Dưới đây là gợi ý 2 món ngon từ sứa biển dành cho mẹ bầu.
Bà bầu có nên ăn sứa biển không? Món nộm sứa hành tây chắc chắn sẽ là món ăn hấp dẫn kích thích vị giác với mẹ bầu đang chán ăn. “Bỏ túi” ngay công thức chế biến nộm sứa hành tây nào!
Nguyên liệu:
– Sứa: 500g
– Hành tây: 1 củ
– Xoài xanh: 1 quả
– Dưa leo: 1 quả
– Cà rốt: 1 củ
– Rau thơm: 150g
– Ớt, tỏi, lạc (đậu phộng) rang, nước mắm, chanh, đường
Thực hiện:
– Gọt vỏ cà rốt và xoài xanh rồi bào sợi. Hành tây lột vỏ, cắt mỏng và ngâm trong thau nước đá tầm 5-7 phút để giảm mùi hăng và tăng độ giòn.
– Sứa rửa sạch rồi đem chần qua nước sôi, sau đó vớt ra ngâm trong nước đá tầm 5 – 7 phút.
– Bạn làm nước trộn gỏi bao gồm: 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp đường, 2 thìa súp nước cốt chanh cùng tỏi và ớt băm. Sau đó hòa tan hỗn hợp trên.
– Cho sứa và hành tây vào thau sạch cùng 2 thìa súp nước trộn gỏi rồi trộn đều. Sau đó bạn cho rau củ (cà rốt, dưa leo, xoài…) vào trộn cùng, sau cùng đổ nước mắm trộn gỏi vào và trộn đều cho tất cả ngấm gia vị.
– Bạn cho gỏi sứa ra đĩa và rắc lạc lên, thế là hoàn thành món ăn rồi đấy.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn cá nục được không? 13 lợi ích của cá nục đối với sức khỏe mẹ bầu
Bà bầu có nên ăn sứa không? Búa sứa nước lèo đậm đà, tươi ngon sẽ là gợi ý hoàn hảo cho mẹ bầu trong những ngày hè nóng nực.
Nguyên liệu:
– Sứa tươi: 350g
– Thịt heo: 500g
– Tôm: 500g
– Bún tươi: 400g
– Cà chua: 2 quả
– Hành lá, rau thơm, chanh, lạc (đậu phộng) rang, tỏi, ớt, mắm ruốc, dầu ăn, hạt nêm.
Thực hiện:
– Sứa rửa sạch nhiều lần, đem cắt sợi vừa ăn, chần sơ rồi để ráo nước.
– Tôm và thịt heo đem rửa kỹ, luộc chín, sau đó vớt ra thái thịt mỏng, còn tôm đem lột vỏ, bỏ đầu.
– Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn và tỏi vào phi thơm, sau đó cho lần lượt sứa, tôm, thịt vào đảo đều rồi vớt ra.
– Cà chua cắt nhỏ, cho vào chảo dầu xào sơ qua. Sau đó cho cà vào nước luộc tôm thịt trước đó. Đến khi nước sôi thì cho vào 1 thìa cà phê mắm ruốc, 1 thìa hạt nêm, ớt cắt mỏng rồi khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa rồi tắt bếp.
– Bày bún, thịt, tôm và sứa vào tô. Thêm hành lá và rắc lạc lên trên, sau đó chan nước dùng (nước lèo) vào, ăn cùng rau thơm, bánh tráng. Như vậy là bạn đã có một món ăn hấp dẫn và không quá khó để thực hiện rồi.
Mặc dù đã biết rằng có bầu ăn sứa biển được không rồi nhưng mẹ cần biết cách chọn mua sứa tươi ngon, bởi vì chất lượng món ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn đấy.
– Sứa tươi ngon nhất thường có màu trắng kem và để lâu sẽ từ từ chuyển sang màu vàng. Sứa mang màu vàng vẫn được xem là an toàn để ăn. Song nếu sứa chuyển sang màu nâu thì tuyệt đối không nên ăn vì chúng đã bị hư hỏng.
– Tốt nhất, bạn hãy chọn mua sứa có xuất xứ, rõ ràng và uy tín để đảm bảo sức khỏe. Sứa được xử lý bằng cách ngâm hóa chất độc hại nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu và em bé.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn cháo cá chép vào tháng thứ mấy để mẹ khỏe, bé thông minh?
Từ những lợi ích sức khỏe và dinh dưỡng của sứa, có lẽ bạn đã trả lời được thắc mắc bà bầu có nên ăn sứa biển không. Điều quan trọng là chỉ nên tiêu thụ các sản phẩm sứa đã được làm sạch kỹ lưỡng và chế biến thích hợp, bạn nhé!
Hoa Hồng
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.