Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thịt vịt có hàm lượng chất béo cao, rất giàu dinh dưỡng và vị ngon đậm đà. Chất béo trong thịt vịt là chất béo không bão hòa lành mạnh. Mỡ vịt nấu chín có thể được sử dụng như một chất thay thế cho bơ hoặc mỡ động vật dùng trong nấu nướng.
Ngoài ra, trong thịt vịt cũng có các vi chất dinh dưỡng bao gồm selen, sắt và vitamin B3. Thông tin dinh dưỡng trong 85g ức vịt theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA (Mỹ) bao gồm:
Lượng carbohydrate, chất xơ và đường đều bằng 0, có nghĩa là trong ức vịt không có chất xơ, tinh bột hoặc đường.
Chất béo
Thịt vịt chứa rất nhiều chất béo giữa da và thịt, nhưng nó lại không có chất béo xen kẽ khắp các cơ như thịt bò. Chất béo trong thịt vịt làm cho món ăn này nổi tiếng là nhiều béo.
Tuy nhiên, lượng chất béo tổng thể của vịt sẽ thay đổi tùy thuộc việc nó được chế biến như thế nào, có bỏ da hay không. Đáng chú ý là ức vịt có ít mỡ hơn cả ức gà nướng. Cùng là một phần ức nướng bỏ da thì 100g thịt vịt có ít hơn khoảng 1g chất béo so với thịt gà.
Phần lớn chất béo trong thịt vịt là chất béo không bão hòa lành mạnh, bao gồm một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn và sự kết hợp giữa axit béo omega-3 và omega-6. Ngay cả khi ăn da, hàm lượng chất béo của thịt vịt sẽ khác nhau tùy thuộc vào lượng mỡ tiết ra trong quá trình nấu. Ví dụ, một miếng ức vịt áp chảo trong 10 phút rồi nướng sẽ có ít chất béo hơn so với cùng một miếng vịt được áp chảo trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Chất đạm
Thịt vịt cung cấp protein chất lượng cao với nhiều loại axit amin thiết yếu.
Vitamin và các khoáng chất
Thịt vịt có nhiều vi chất dinh dưỡng bao gồm: sắt, selen và một lượng nhỏ vitamin C, nhiều loại vitamin B, đặc biệt là vitamin B3 và B12 rất cao. Vitamin B3 đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose, chuyển hóa chất béo và protein. B12 cần thiết cho chức năng thần kinh, hình thành hồng cầu và tổng hợp DNA.
Với hàm lượng dinh dưỡng như kể trên, việc ăn thịt vịt đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích nổi bật của thịt vịt:
Thịt vịt giúp cung cấp nhiều protein và rất nhiều loại axit amin cần thiết trong việc đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng. Cứ khoảng 70g thịt vịt sẽ cung cấp khoảng 18g protein. Việc hấp thụ đủ lượng protein sẽ giúp bạn phát triển khả năng miễn dịch đối với các bệnh khác nhau, duy trì làn da khỏe mạnh và rạng rỡ, duy trì các mô khỏe mạnh và sức khỏe tốt.
Thịt vịt là nguồn cung cấp chất kẽm khoáng tuyệt vời. Cứ khoảng 100g thịt vịt cung cấp 1,9 miligam kẽm, chiếm khoảng 24% lượng khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ.
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt và hoạt động của các enzyme cần thiết cho sự trao đổi chất tế bào khỏe mạnh và hiệu quả. Ngoài ra, kẽm cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn một cách đáng kể.
Thịt vịt cũng chứa nhiều chất khoáng selen. 100g thịt vịt cung cấp 14 microgram selen, chiếm khoảng 25% lượng khoáng chất khuyến nghị hàng ngày của một người bình thường. Selen đóng một vai trò tích cực trong việc điều chỉnh một số chức năng của enzyme trong cơ thể. Khoáng chất này hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp do đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến giáp.
Thịt vịt là một nguồn giàu vitamin B5 và vitamin B12. Một khẩu phần thịt vịt chứa đến 1,6mg vitamin B5, chiếm 32% giá trị vitamin hấp thụ hàng ngày.
Ngoài ra, cũng một khẩu phần đó có chứa 0,4 mg vitamin B12, chiếm 12% lượng khuyến nghị hàng ngày. Cả hai loại vitamin này đều thúc đẩy hoạt động hệ thần kinh của bạn. Vitamin B5 giúp sản xuất các hóa chất đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh. Vitamin B12 giúp bạn bảo vệ tốt khỏi các tổn thương thần kinh.
Thịt vịt rất giàu chất sắt, giúp tăng cường sản xuất hemoglobin. Vì vậy, ăn thịt vịt sẽ giúp bạn tăng lượng hồng cầu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
Với tất cả những giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ thịt vịt, bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể thưởng thức thịt vịt. Với thắc mắc bầu 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt thì mẹ bầu cần lưu ý là vịt phải được nấu chín kỹ, ít nhất ở nhiệt độ 70ºC trước khi ăn. Việc ăn thịt vịt sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn có thể chứa các vi khuẩn có hại, điều này gây ra các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi.
Ăn thịt vịt thường xuyên trong thời kỳ mang thai sẽ giúp bạn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho chính bạn và thai nhi, đảm bảo sức khỏe trong thời kỳ mang thai, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu nhờ lượng chất sắt và các vi chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, bà bầu ăn thịt vịt còn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường trao đổi chất và có thai kỳ khỏe mạnh.
Ngoài thắc mắc bà bầu có nên ăn thịt vịt hay không, các mẹ cũng có câu hỏi tương tự đối với trứng vịt. Vậy trứng vịt có an toàn cho phụ nữ mang thai không?
Câu trả lời là trứng vịt có hàm lượng protein cao hơn trứng gà, cho nên trứng vịt rất tốt và an toàn nếu bà bầu ăn trứng được nấu chín hoàn toàn. Nếu bà bầu ăn trứng vịt, hãy lưu ý tránh ăn trứng lòng đào, bởi khi lòng đỏ chưa chín hoàn toàn có thể vẫn có vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Có một lưu ý rằng vì trứng vịt lớn hơn so với trứng gà nên thời gian luộc để trứng chín hoàn toàn lên đến 9-10 phút. Hãy nấu trong thời gian này để an toàn cho bà bầu.
Sau khi giải đáp được thắc mắc bà bầu có nên ăn thịt vịt hay không, các mẹ đã có thể an tâm đưa thịt vịt vào khẩu phần ăn trong thời kỳ mang thai. Vậy hãy cùng tham khảo các món ngon từ thịt vịt nhé!
1. Cách làm vịt kho gừng
Nguyên liệu
Cách làm
2. Cách làm vịt nấu chao
Nguyên liệu
Cách làm
3. Cách nấu cháo vịt
Nguyên liệu
Cách nấu
Bà bầu có nên ăn thịt vịt hay không còn phụ thuộc vào các lưu ý khi ăn thịt vịt:
Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!
Nguyễn Hà
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.