Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đó là cách nấu chanh sả gừng để phòng ngừa covid-19. Thế nhưng, bà bầu uống nước sả gừng được không? MarryBaby giải đáp thắc mắc vấn đề bầu uống nước sả được không trong bài viết này. Các mẹ bầu cùng tham khảo ngay nhé!
Trước khi tìm hiểu bà bầu uống nước sả gừng được không; chúng ta cần biết nước chanh sả gừng có lợi ích như thế nào. Lợi ích của loại nước này là do tác dụng của 3 nguyên liệu kết hợp tạo thành. Bởi cả 3 loại đều được coi là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tổng thể.
Sả chứa limonene và citral, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm men cả bên ngoài và bên trong cơ thể.
Ngoài ra, chanh giàu vitamin C cũng giúp tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Đây là lý do nhiều người sử dụng trà chanh sả để tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.
Một số nhà nghiên cứu cho biết rằng chanh có tác dụng hơn một loại giả dược trong việc giảm buồn nôn trong thai kỳ. Bên cạnh đó, gừng có chứa các hợp chất thực vật như gingerols và shogaols – được cho là hoạt động trên các thụ thể trong hệ tiêu hóa và đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, do đó có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Nước chanh rất giàu folate. Một quả chanh cỡ vừa chứa khoảng 6,38 mcg folate. Đây là một chất cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh thai nhi, nhất là ở tam cá nguyệt thứ nhất.
Đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn của sả chữa cảm lạnh thông thường, ho và các triệu chứng của bệnh cúm. Hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Sả giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Các hợp chất khử trùng của loại thảo mộc này sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp bạn khắc phục các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, co thắt dạ dày, chuột rút, đầy bụng và tiêu chảy. Trà sả có đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị viêm dạ dày ruột. Ngoài ra, gừng cũng là một loại gia vị có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Đặc tính chống xơ vữa động mạch và chống cholesterol của sả giúp hấp thụ cholesterol dư thừa từ ruột. Ngoài ra, sả giúp quá trình oxy hóa LDL-cholesterol có trong máu, giúp ngăn chặn tích tụ mảng bám xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, sả rất giàu kali nên có thể điều chỉnh huyết áp.
Uống trà sả giúp làm sạch và giải độc cơ thể bởi đặc tính lợi tiểu của sả giúp đào thải axit uric, độc tố và cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Đặc tính làm sạch của sả cũng giúp thanh lọc tuyến tụy, bàng quang, gan, thận và điều chỉnh lưu lượng máu khỏe mạnh đến các cơ quan quan trọng.
Trong sả có hợp chất citral có tác dụng chống lại các gốc tự do và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, tinh dầu sả chanh có thể làm dịu thần kinh, giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, đặc tính an thần của tinh dầu sả còn giúp ngủ ngon.
Với nhiều lợi ích từ nước chanh sả gừng, vậy bà bầu uống nước sả gừng được không?
Giữa tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức căng thẳng, làm sao để tăng sức đề kháng cho bà bầu? Liệu bà bầu uống nước chanh sả gừng được không?
Theo các chuyên gia sức khỏe, không phải loại trà hoặc nước uống từ thảo mộc nào cũng an toàn cho quá trình mang thai. Dưới đây sẽ là câu trả lời cho vấn đề bà bầu uống nước sả gừng được không.
Bà bầu uống nước sả gừng được không? Một số nhà nghiên cứu khuyên rằng bạn không nên tiêu thụ sả khi mang thai vì hai hợp chất được tìm thấy trong sả là citral và myrcene có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Khi tiêu thụ myrcene với liều lượng cao, có thể cản trở sự phát triển xương của em bé trong bụng mẹ.
Mặc dù sả có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng mẹ bầu nên tránh dùng sả khi mang thai. Liều cao của sả có thể kích hoạt lưu lượng kinh nguyệt, gây sẩy thai. Bà mẹ cho con bú cũng nên tránh dùng sả vì nó có thể gây phản ứng phụ cho trẻ sơ sinh.
Bà bầu uống nước sả gừng được không? Thường xuyên uống một lượng lớn trà gừng có thể dẫn đến các tác dụng phụ khó chịu chẳng hạn như ợ chua, đầy hơi.
Bà bầu là đối tượng thường xuyên bị táo bón do sự thay đổi trong cơ thể. Thế nhưng, gừng có tính nóng, có thể làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Bà bầu uống nước sả gừng được không? Các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc dùng gừng khi mang thai và tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non hoặc các biến chứng khác. Tuy nhiên, một số bằng chứng đã cho thấy gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vậy nên mẹ bầu không nên uống trà gừng khi gần chuyển dạ. Một số mẹ bầu có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo hoặc gặp vấn đề về đông máu cũng cần tránh sử dụng gừng.
Một số nghiên cứu cho rằng sả có thể ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé. Chẳng hạn như:
Bà bầu uống nước chanh sả được không? Mặc dù chanh và gừng chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất tốt cho thai kỳ. Nhưng sả lại là loại thảo dược được khuyên là không nên dùng cho phụ nữ có thai. Vì vậy, bà bầu không nên uống nước chanh sả gừng mà chỉ nên uống nước chanh mật ong hoặc nước chanh để tăng đề kháng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Lemongrass during pregnancy how safe is it?
https://parenting.firstcry.com/articles/lemongrass-during-pregnancy-how-safe-is-it/
Ngày truy cập: 20/7/2021
2. Lemongrass during pregnancy
https://www.momjunction.com/articles/lemongrass-during-pregnancy_00396255/
Ngày truy cập: 20/7/2021
3. Pharmacology of lemongrass (Cymbopogon citratus Stapf). II. Effects of daily two month administration in male and female rats and in offspring exposed “in utero”
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3762196/
Ngày truy cập: 20/7/2021
4. Lemongrass
https://www.emedicinehealth.com/lemongrass/vitamins-supplements.htm
Ngày truy cập: 20/7/2021
5. Lemongrass
https://food.ndtv.com/ingredient/lemongrass-701102
Ngày truy cập: 20/7/2021