Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 17/06/2022

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng?

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng?
Hầu hết các chị em phụ nữ khi mang thai đều trải qua tình trạng nghén, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi…

Vậy bà bầu nghén nặng nên ăn gì, để giảm đi cảm giác khó chịu, cũng như cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé là băn khoăn của nhiều mẹ bầu? Một vài loại thực phẩm dưới đây sẽ là bí quyết cho các bà bầu đang gặp khó khăn với việc không biết ăn gì khi ốm nghén nặng.

Ốm nghén là gì? Nguyên nhân gây ốm nghén?

Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu bị buồn nôn và nôn ói, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi trong thai kì, kèm theo đó là sự nhạy cảm quá mức với mùi và vị của các loại thực phẩm.

Trước khi muốn biết bà bầu nghén nặng nên ăn gì, các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này nhé! Ốm nghén diễn ra do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kì, cụ thể là hoạt động của hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) do nhau thai tiết ra, ngoài ra còn có sự gia tăng của hormon sinh dục nữ estrogen và progesterone. Cộng hưởng với những nguyên nhân ở trên, mẹ bầu có thể ốm nghén nặng hơn nếu có các yếu tố sau:

  • Mang đa thai
  • Mang thai trứng
  • Ốm nghén nặng ở những lần mang thai trước.
  • Hay bị say tàu xe
  • Tiền căn có nhức đầu Migraines
  • Ốm nghén mang tính gia đình: Mẹ, chị em gái ốm nghén nặng…
  • Cảm thấy buồn nôn khi sử dụng các biện pháp tránh thai liên quan tới estrogen.
  • Mang thai con lần đầu
  • Mẹ béo phì
  • Đang trong giai đoạn căng thẳng.

Biểu hiện của ốm nghén nặng

Thông thường ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ, đa phần vào buổi sáng sau khi thức dậy tuy nhiên mẹ bầu hoàn toàn có thể gặp tình trạng này bất cứ lúc nào trong ngày nhé.

Tình trạng này thay đổi rất khác nhau ở từng người, đối với những chị em phụ nữ bị nghén nặng: mẹ bầu có thể cảm thấy ốm nghén suốt cả ngày, nôn ói nhiều hơn, kéo dài lâu hơn 12 tuần, thậm chí phải chịu đựng cơn nghén trong suốt 9 tháng 10 ngày. Nghén nặng ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu ốm nghén nặng nên ăn gì? Mời mẹ bầu tham khảo phần tiếp theo của bài viết nhé.

Bà bầu ốm nghén nặng nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu, vậy bà bầu nghén nặng nên ăn gì để giúp mẹ ngon miệng hơn và giảm tình trạng ốm nghén? Xem ngay sau đây nhé.

1. Trái cây

a. Cam

bà bầu nghén nặng nên ăn gì
Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Cam là một sự lựa chọn hoàn hảo

Vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm dễ chịu của cam giúp mẹ bầu tinh thần thoải mái. Ngoài ra cam còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy cam là một trong những loại trái cây giúp chị em đỡ băn khoăn về câu hỏi: “Bà bầu nghén nặng nên ăn gì?”

b. Dứa

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Dứa chứa nhiều vitamin C cùng lượng Mangan rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, cần thiết cho sự phát triển xương và các mô liên kết ở thai nhi. Đặc biệt chất xơ từ dứa còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón – chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp.

Có một chú ý nho nhỏ đối với quan điểm ” sử dụng dứa trong 3 tháng đầu gây tăng co bóp tử cung” , đây là kinh nghiệm của ông cha ta để lại, hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra điều này, các nghiên cứu cho thấy ăn dứa không làm tăng nguy cơ gây sẩy thai nếu mẹ bầu chỉ ăn phần dứa ngoài và bỏ lõi. Vậy nên tùy quan điểm của mẹ bầu nha, vì cũng có rất nhiều loại hoa quả, củ khác có tác dụng tốt trong việc giảm nghén nên mẹ bầu có thể tham khảo nhé.

c. Me

Là loại quả chữa nôn ói, chán ăn khá hiệu quả được sử dụng trong Đông y, vì vậy me được nhiều mẹ cho vào danh sách những trái cây giúp giảm ốm nghén. Ngoài các vitamin, loại quả này còn cung cấp nhiều Magie, chất chống oxy hóa.

d. Nho

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Nếu mẹ bầu thường có cảm giác nôn nao, khó chịu nơi cổ họng, một ít quả nho với vị chua ngọt sẽ giúp đẩy lùi khó chịu nhanh chóng. Ăn nho cũng giúp cung cấp lượng đường glucose và vitamin C nhanh chóng, phục hồi năng lượng và giảm ngay triệu chứng nôn nao, mệt mỏi do ốm nghén.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tên ở nhà cho bé gái năm Nhâm Dần 2022 dễ thương và độc đáo

2. Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Các loại thực phẩm cho bà bầu

Cùng tìm hiểu một số loại thực phẩm dưới đây giúp trả lời câu hỏi “bà bầu nghén nặng nên ăn gì?”

a. Bánh quy mặn

Một lượng lớn carbohydrate trong loại bánh này có tác dụng giúp trung hòa acid dạ dày. Hơn nữa mẹ bầu dễ bị mất nước và các chất điện giải khi nôn ói nhiều, Natri cung cấp cho cơ thể từ bánh quy mặn có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

b. Các thực phẩm chứa gừng

“Nổi tiếng” với công dụng trị ốm nghén, gừng là có tác dụng giảm đau và chống táo bón thai kỳ hiệu quả. Trong gừng có chứa hợp chất gingerol và shogaol giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa cũng như kiểm soát các cơn buồn nôn, ói mửa ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể thử các công thức nấu ăn từ gừng, cũng như uống nước ép mía gừng, trà gừng hoặc các món ăn vặt từ gừng.

c. Khoai lang

nghén khi mang thai
Khoai lang là thực phẩm thích hợp cho các mẹ thắc mắc bà bầu nghén nặng nên ăn gì

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Khoai lang chứa nhiều chất xơ và các loại vi chất thiết yếu như folate, photphor, vitamin B6, vitamin C… Mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất tốt cho chính mình và thai nhi mà còn giảm hẳn các triệu chứng ốm nghén.

d. Bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Ngũ cốc nguyên hạt, sự lựa chọn cho mẹ bầu đỡ băn khoăn

Ngũ cốc nguyên hạt là sự lựa chọn trong danh sách thực đơn hằng ngày của tất cả mọi người, trong đó có các mẹ bầu. Carbohydrate trong ngũ cốc giúp trung hòa acid dạ dày dư thừa hiệu quả, từ đó giảm cơn buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày, giúp hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động tốt hơn.

3. Thức uống

a. Nước chanh

ăn gì đỡ nghén

Một thử nghiệm lâm sàng nhỏ với đối tượng là 100 thai phụ cho thấy mùi hương của chanh giúp giảm cảm giác buồn nôn của cơn ốm nghén. Mẹ bầu có thể nhâm nhi một ly nước chanh, cũng có thể cắt mỏng vài lát chanh để trong gian bếp nhỏ của mình hoặc sử dụng các loại tinh dầu thơm hương chanh.

b. Trà bạc hà

Bà bầu ốm nghén nặng nên ăn gì? Uống trà bạc hà, loại thảo mộc tuyệt vời không chỉ giúp giảm buồn nôn mà còn hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện các hoạt động chuyển hóa của cơ thể trong thời kỳ mang thai. Bạc hà giúp cải thiện đường tiêu hóa và kích thích tiết mật từ túi mật, giúp tiêu hóa chất béo trong chế độ ăn uống dễ dàng hơn.

c. Sữa chua trái cây ít béo

Không chỉ giúp giảm cảm giác buồn nôn, sữa chua còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa vì cung cấp nguồn lợi khuẩn dồi dào, cùng nhiều dưỡng chất quan trọng như các vitamin nhóm B, vitamin D, Photphor, Magie.

Như vậy thông qua bài viết, hi vọng các chị em đã có thông tin về các loại trái cây, thực phẩm, thức uống giúp giải đáp băn khoăn bà bầu nghén nặng nên ăn gì.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Morning sickness

https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/J_M/Morning-sickness

Ngày truy cập: 6/5/2022

2. Morning sickness

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/diagnosis-treatment/drc-20375260

Ngày truy cập: 6/5/2022

3. Hypermesis Diet

https://www.drugs.com/cg/hyperemesis-diet.html

Ngày truy cập: 6/5/2022

4. Foods that help manage hyperemesis gravidarum

https://www.nutritionist-resource.org.uk/press/hyperemesis-gravidarum-and-morning-sickness-what-to-eat-and-which-foods-to-avoid

Ngày truy cập: 6/5/2022

5. Morning Sickness: Nausea and Vomiting of Pregnancy

https://www.acog.org/womens-health/faqs/morning-sickness-nausea-and-vomiting-of-pregnancy

Ngày truy cập: 6/5/2022

x