Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trong dân gian luôn tương truyền câu chuyện về việc phụ nữ mang thai uống nước dừa em bé sẽ có làn da trắng mịn. Thực hư lời đồn này không được khoa học chứng minh nhưng nước dừa cũng có tác dụng nhất định. Vậy bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt?
Những lợi ích của nước dừa có thể bắt đầu ngay từ những ngày đầu mẹ mang thai. Chỉ trừ trường hợp ốm nghén và nôn ói nhiều mẹ không nên uống nước dừa. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 hầu hết mẹ bầu đều thoải mái với việc uống 1 trái dừa mỗi ngày.
Bắt đầu từ tuần thứ 33 trở đi, lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa sản mẹ bầu uống lượng nước dừa vừa phải mỗi ngày sẽ giúp mẹ cải thiện được nhiều vấn đề như hiện tượng rạn da ở vùng bụng, tóc khô, xơ và chẻ ngọn, da bị lão hóa. Đồng thời, uống nước dừa lúc này cũng giúp cho việc tuần hoàn máu và nước ối cho thai nhi diễn ra tốt hơn. Và uống nước dừa cũng tránh mất nước cho mẹ bầu.
Đối với bà bầu, thời gian tốt nhất trong ngày để uống nước dừa là bào buổi sáng. Lúc này, các chất điện giải và dinh dưỡng có trong nước dừa sẽ hấp thụ vào cơ thể tốt nhất. Hàm lượng dinh dưỡng đó bao gồm: Kali, carbohydrates, canxi, natri, chất xơ, đường…
Vậy uống bao nhiêu là đủ? Với mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, chỉ cần bổ sung 1 trái dừa mỗi ngày vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ không nên uống nước dừa thay cho nước lọc sẽ dễ gây đau bụng, khó tiêu.
Như đã nói ở trên, trường hợp bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén nếu uống nước dừa có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Theo Đông y, nước dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.
Mẹ bầu nên tránh uống nước dừa trong những trường hợp sau đây:
Ngoài việc uống trực tiếp khi có thời gian mẹ có thể chế biến một vài món ngon từ nước dừa dưới đây đổi đổi vị.
1. Dừa tắc
Nguyên liệu: Dừa tươi, tắc tươi
Thực hiện:Nước dừa tươi để riêng, nạo lấy phần cơm dừa. Tắc rửa sạch, cắt lát mỏng.
Cho nước dừa ra ly, thêm cơm dừa. Vắt nước tắc vào ly nước dừa, nếm thấy vừa chua thì ngừng. Hoặc có thể thêm đường.
2. Sữa dừa
Nguyên liệu: 1 chén cơm dừa, 2 chén nước dừa
Thực hiện: Cho nước dừa vào nồi và đun nhỏ lửa trên bếp đến khi nước nóng già.
Cho cơm dừa vào cối xay, đổ phần nước nóng vừa đun vào ngập cơm dừa. Xay thành hỗn hợp mịn. Đổ phần cơm dừa vừa xay bằng một cái rây có lót khăn lược, vắt lấy phần nước.
Cho phần sữa dừa vừa lược vào một chai kín, đậy nắp và bảo quản lạnh.
3. Thạch rau câu trái dừa
Nguyên liệu: 1 trái dừa xiêm, 3g bột thạch rau câu dẻo, 50g đường, 25ml nước cốt dừa
Thực hiện: Dừa khoét lỗ vừa, lấy nước. Trộn 2g bột thạch rau câu dẻo với 30g đường.
Đun sôi 2/3 nước dừa, cho hỗn hợp bột thạch đã trộn đường vào, khuấy đều. Tiếp tục đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Đổ thạch vào trái dừa.
Để nguội rồi cho vào tủ lạnh trong khoảng 30 phút cho thạch dừa đông lại. Trộn phần bột thạch và đường còn lại. Đun sôi nước dừa còn lại, cho bột thạch trộn đường vào, khuấy đều. sau đó cho nước cốt dừa vào. Tắt bếp.
Rót phần thạch cốt dừa lên trên phần thạch dừa đã được làm đông và để nguội rồi cho vào tủ lạnh làm mát.
Với những thông tin từ bài viết trên hi vọng đã giải đáp được thắc mắc bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.