Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/07/2020

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Bà bầu ghiền nước mía nên biết

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Bà bầu ghiền nước mía nên biết
Nước mía là một trong số những đồ uống tự nhiên lành mạnh với hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Nhưng uống như thế nào cho đúng cách và uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không luôn là vấn đề bận tậm của mọi bà bầu.

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Rất nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn về vấn đề này. Mời các mẹ bầu hãy cùng Marry Baby đi tìm câu trả lời về việc bà bầu uống nước mía có bị tiểu đường không ngay sau đây nhé.uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không không

Mía được xem như là nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước mía hoặc nạp quá nhiều các loại thực phẩm khác cũng đều không tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Với thành phần khoàng 70% là các loại đường tự nhiên, mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axít hữu cơ khác. Đây là một trọng những thức uống lý tưởng đối với bà bầu.

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

Trong quá trình mang thai, tất các các chất dinh dưỡng đều cần thiết để đảm bảo cho chị em có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc đưa hàm lượng các chất này vào cơ thể thông qua đường ăn uống cần có sự kiểm soát. Do đó, việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không còn tùy thuộc vào liều lượng mà bạn uống vào mỗi ngày.

1. Đối với phụ nữ mang thai không có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Nước mía hoàn toàn không đe dọa tới sức khỏe thai kỳ. Song bạn cần uống nước mía với lượng vừa phải vì nếu uống quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Trường hợp này bạn cần thận trọng khi uống nước mía, nhất là bà bầu bị tiểu đường tuýp 2 vì loại thức uống này có chứa nhiều đường. Việc uống hàng ngày với liều lượng nhiều sẽ làm cho tình trạng tiểu đường thêm tăng nặng, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai kỳ.

Bạn có thể thay thế nước mía bằng các đồ uống giàu carbohydrates phức tạp (còn gọi là carbohydrates phức hợp, tốt cho bệnh tiểu đường thai kỳ). Carbohydrates phức tạp giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu của cơ thể, từ đó có thể ngăn chặn bệnh bùng phát.

Một số thức uống tốt cho bà bầu bị tiểu đường có thể thay thế cho nước mía bao gồm:

  • Nước cam
  • Nước ép táo
  • Nước ép lê
  • Nước ép ổi
  • Nước ép đào (bà bầu chỉ nên uống loại nước ép này vào tam cá nguyệt thứ 3 và không nên uống ở tam cá nguyệt đầu tiên nhé)
  • uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không
    Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Chắc chắn có vì bà bầu dùng thức uống nào nhiều quá cũng không tốt.

    Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?

    Nhằm phát huy tối đa tác dụng của nước mía đối với bà bầu, bạn cần uống loại nước này một cách điều độ, hợp lý trong từng tam cá nguyệt như sau:

    1. Ba tháng đầu của thai kỳ

    Bà bầu 3 tháng đầu có nên uống nước mía? Thời gian này mẹ sẽ thấy khá mệt mỏi và thường xuyên bị các cơn ốm nghén hành hạ. Việc uống nước mía lúc này là giải pháp thích hợp để bổ sung năng lượng cho cơ thể và giúp “thổi bay” các triệu chứng ốm nghén khó chịu.

    Trong thời gian này, bạn nên uống khoảng 150ml nước mía mỗi ngày, chia thành 2-3 lần. Bạn có thể pha thêm 5ml nước cốt gừng vào nước mía để uống để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm.

    2. Ba tháng giữa của thai kỳ

    Đây là giai đoạn dễ chịu nhất đối với mẹ bầu nên bạn có thể thoải mái uống nhiều loại nước khác nhau bao gồm cả nước mía. Nước mía rất giàu năng lượng để giúp bạn thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, đuối sức và cả giúp cơ thể giải nhiệt. Thời gian này bạn chỉ nên uống nước mía với liều lượng khoảng 2-3 lần/tuần.

    3. Ba tháng cuối của thai kỳ

    Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn mẹ bầu có thể uống thêm nhiều nước mía. Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể uống khoảng 200ml với liều lượng 2 lần/ngày và uống đều đặn mỗi ngày 1 ly.

    Tác dụng của nước mía đối với bà bầu

    Tác dụng của nước mía rất tốt cho bà bầu bao gồm:

    1. Cung cấp protein

    Protein rất quan trọng đối với cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó để đáp ứng đủ lượng protein cần thiết, bạn nên uống nước mía, bởi mía có hàm lượng protein khá cao.

    2. Cung cấp chất chống oxy hóa

    Nước mía là nguồn rất giàu chất flavonoid và các hợp chất phenolic, chất chống oxy hóa. Nhờ vậy, thức uống này giúp cho cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm, dị ứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

    uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không không
    Bà bầu uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

    3. Chống viêm đường tiết niệu

    Việc uống nước mía trong thời gian mang thai giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.

    4. Ngăn ngừa táo bón

    Thành phần kali có trong mía giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.

    5. Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời

    Nước mía giúp cân bằng nồng độ bilirubin, đảm bảo hoạt động chức năng gan và giữ cho gan luôn khỏe mạnh, từ đó có thể giúp thai nhi tránh được nguy cơ mắc bệnh vàng da khi chào đời. Nồng độ bilirubin là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

    6. Ngăn ngừa các bệnh về da

    Các axit glycolic trong mía có thể giúp mẹ bầu cải thiện những vấn đề về da thường gặp khi mang thai như mụn, nám, tàn nhang…

    7. Kiểm soát cân nặng

    Polyphenol của mía hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa các chất, giúp giữ trọng lượng cơ thể trong tầm kiểm soát.

    Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không cũng là vấn đề mà mẹ bầu cần quan tâm, nhất là những phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x