Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/07/2021

Bất đồng nhóm máu mẹ con gây ra hậu quả gì?

Bất đồng nhóm máu mẹ con gây ra hậu quả gì?
Nguyên nhân gây ra bất đồng nhóm máu mẹ con là gì? Hậu quả của tình trạng này như thế nào?

Bất đồng nhóm máu mẹ con chính là hiện tượng máu của thai nhi không tương thích với nhóm máu người mẹ và có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé. Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Có hai dạng bất đồng nhóm máu mẹ con thường gặp là bất đồng nhóm máu ABO và bất đồng nhóm máu Rh. Trước khi hiểu rõ về từng loại bất đồng nhóm máu cũng như hệ lụy mà chúng gây ra, bạn cần phải biết đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Vì sao lại có bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi?

Bất đồng nhóm máu mẹ con gây ra hậu quả gì?

Loài người có đến 30 hệ nhóm máu khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là nhóm máu hệ ABO và nhóm máu Rh. Hệ nhóm máu ABO có 4 nhóm máu A, B, O, nhóm máu AB và hệ nhóm máu Rh có chủ yếu 5 nhóm là D, C, E, c, e. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều được thừa hưởng sự di truyền từ bố mẹ nên luôn có một nhóm máu cố định và không thay đổi suốt cuộc đời.

Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, vì một lý do nào đó mà máu của thai nhi đi vào máu mẹ và bắt đầu khởi phát quá trình tạo ra kháng thể. Kháng thể từ máu mẹ đi ngược lại qua nhau thai và gây ra hiện tượng thiếu máu tán huyết, hay còn gọi là bất đồng nhóm máu mẹ con.

Bất đồng nhóm máu ABO thường gặp ở bà mẹ có nhóm máu O và trẻ có nhóm máu A hoặc B. Còn bất đồng nhóm máu Rh xảy ra khi người mẹ có nhóm máu Rh- (Rh âm) nhưng khi xét nghiệm máu cho thai nhi thì em bé lại có nhóm máu Rh+ (Rh dương), tức là không tương thích với nhóm máu người mẹ.

Bất đồng nhóm máu mẹ con có nguy hiểm không?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có nguy hiểm không?

Thông thường, những em bé mới sinh sẽ có hiện tượng bị vàng da và thiếu máu do lượng sắt dự trữ trong máu thấp nhưng lượng bilirubin trong máu lại tăng cao.

Bất đồng nhóm máu mẹ con ABO sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu tán huyết: trẻ mới sinh ra sau 2-3 ngày bị vàng da, nước tiểu trong, phân vàng. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng lúc, lượng bilirubin sẽ tăng cao, có thể vượt qua hàng rào máu và gây nhiễm độc não. Việc điều trị chậm trễ sẽ không mang lại kết quả tốt, trẻ có nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh suốt đời.

Dấu hiệu nhận biết bất đồng nhóm máu Rh mẹ con cũng gây ra hiện tượng thiếu máu tán huyết. Lượng bilirubin trong cơ thể trẻ tăng cao và gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến thần kinh.

Nếu nặng hơn, trẻ có thể bị tan máu mạnh từ khi ở trong bụng mẹ. Lúc chào đời, da trẻ có màu vàng đậm do thiếu máu, suy tim, phù toàn thân. Em bé thường tử vong sau khi snh.

Cách điều trị bất đồng nhóm máu mẹ con

Cách điều trị bất đồng nhóm máu mẹ con

Việc phát hiện và điều trị sớm bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi rất quan trọng để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. 2 phương pháp điều trị bác sĩ thường hay sử dụng là chiếu đèn và thay máu.

1. Phương pháp chiếu đèn

Chiếu đèn trị vàng da tăng bilirubin là phương pháp điều trị phổ biến tại các bệnh viện vì chi phí thấp, hiệu quả cao. Các bác sĩ có thể dùng đèn ánh sáng trắng hoặc ánh sáng xanh chiếu cách xa trẻ khoảng 50cm.

Khi chiếu đèn, trẻ được đặt trong lồng ấp, không mặc quần áo, che mắt và bộ phận sinh dục. Ánh sáng sẽ chiếu trực tiếp trên da trẻ, 3 giờ lại đổi tư thế một lần. Năng lượng ánh sáng sẽ chuyển bilirubin trực tiếp thành dạng đồng phân không độc hoặc đào thải gián tiếp ra ngoài. Quá trình này sẽ kết thúc khi mức bilirubin giảm xuống ở ngưỡng bình thường.

2. Phương pháp thay máu

Nếu bất đồng nhóm máu Rh hoặc ABO khiến lượng bilirubin gián tiếp tăng cao, trẻ vàng da sậm lòng bàn tay bàn chân, bỏ bú, có triệu chứng nhiễm độc thần kinh… thì sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp thay máu.

Sau khi xác định nhóm máu thai nhi, bác sĩ sẽ chọn lượng máu thay gấp đôi lượng máu của trẻ. Máu cần được vô trùng và kiểm tra kỹ trước khi thay. Trong quá trình thay máu, trẻ được theo dõi chặt chẽ thân nhiệt để đảm bảo hô hấp và tuần hoàn, đề phòng tai biến có thể xảy ra như rối loạn tuần hoàn, sốc, nhiễm trùng…

Cách phòng ngừa bất đồng nhóm máu mẹ con

Cách phòng ngừa bất đồng nhóm máu mẹ con

Khám và sàng lọc trước khi mang thai sẽ giúp chủ động và phát hiện sớm các nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, trong đó có bất đồng nhóm máu mẹ con.

Nếu xảy ra hiện tượng bất đồng hệ nhóm máu ABO trong lần sinh nở đầu tiên, lời khuyên hữu ích nhất là bạn nên sinh lần hai cách xa lần đầu để lượng kháng thể trong cơ thể giảm xuống để tốt hơn cho thai kỳ.

Bất đồng nhóm máu Rh có thể ngăn chặn kịp thời khi người mẹ mang nhóm máu Rh- được tiêm một hợp chất đặc biệt là kháng thể anti D trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé. Anti D sẽ ngăn cản cơ thể mẹ sản xuất ra kháng thể kháng Rh+ có thể khiến những lần mang thai sau gặp nhiều nguy cơ. Ngoài ra, mẹ vẫn tiếp tục được xét nghiệm máu trong suốt các thai kỳ tiếp theo để xác định mức độ kháng thể anti D đấy.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được bất đồng nhóm máu mẹ con là gì, 2 dạng bất đồng nhóm máu ABO và nhóm máu Rh cũng như cách đề phòng sớm hiện tượng này để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé. MarryBaby chúc bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Hoa Hồng

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Rh Incompatibility https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/rh-incompatibility Ngày truy cập: 25/7/2021 2. The Rh Factor: How It Can Affect Your Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/the-rh-factor-how-it-can-affect-your-pregnancy Ngày truy cập: 25/7/2021 3. Rh Incompatibility in Pregnancy https://embryo.asu.edu/pages/rh-incompatibility-pregnancy Ngày truy cập: 25/7/2021 4. RH DISEASE https://www.marchofdimes.org/complications/rh-disease.aspx Ngày truy cập: 25/7/2021 5. Rh incompatibility https://medlineplus.gov/ency/article/001600.htm Ngày truy cập: 25/7/2021
x